THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 April 2011

Luâ.n Ddiê.u Dô'i Trá - Huy`nh Ngo.c Tuâ'n

Đau thương tới chừng nào đối với 10 năm tù mà ông Huỳnh Ngọc Tuấn đã trả.
 

Luận điệu dối trá

Vừa qua trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam, để trả lời cho những chỉ trích việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã và đang xảy ra tại Việt Nam từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ – Anh Quốc và Châu Âu, bà Nguyễn Phương Nga phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam đã nói rằng: Tại Việt Nam nhân quyền được thể hiện trong Hiến Pháp – Luật pháp và được áp dụng, thực thi trong cuộc sống. Ở VN không có tù nhân lương tâm, tôn giáo hay chính trị.

Nhân quyền. Babui

Tôi nhận thấy rằng mình đủ tư cách và trách nhiệm để phản bác luận điểm đó bằng chính những gì xảy ra với tôi, với gia đình tôi. Tôi không trích dẫn một nguồn thông tin nào để cho bà Nguyễn phương Nga và CSVN khỏi phải nói rằng "thông tin đó là sai lệch" là "thiếu khách quan"

Năm 1992 tôi viết một tập truyện có tên là "Di Tản" và viết thư nhờ Đài VOA chuyển tập truyện này ra Hải ngoại để cộng đồng VN phổ biến cho công luận… thư của tôi bị kiểm duyệt và ngày 27/10/1992 Công an thuộc Bộ nội vụ phối hợp với công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và công an thị xã Tam Kỳ, đến tại nhà riêng của tôi ở xã Tam Phú và thị xã Tam Kỳ để khám xét. Công an còn khám xét nhà của anh trai tôi là Huỳnh Minh (Xã Tam Thanh – Tam Kỳ – Quãng Nam) mặc dù không hề có lệnh khám xét nhà anh trai tôi.

Khi khám xét nhà, công an đã thu giữ toàn bộ những tác phẩm của tôi viết, còn ở dạng bản thảo. Tôi bị tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng tuyên phạt 10 năm tù giam và 4 năm quản chế tại địa phương với tội danh: "Tuyên truyền chống chế độ Xã hội Chủ nghĩa".

Việc làm này của chế độ CSVN không những vi phạm luật pháp VN mà còn vi phạm luật pháp quốc tế vì tháng 10/1992 Hiến pháp mới của chế độ CSVN đã có hiệu lực và trong bản Hiến pháp năm 1992 có điều 69 minh định như sau: "Công dân VN có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật".

Và năm 1992 là đúng 10 năm CSVN tham gia công ước quốc tế về quyền Dân sự và chính trị (năm 1982) – và trước đó nữa họ đã tham gia Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Việc kiểm duyệt thư từ cá nhân tôi để tiến hành việc bắt bớ là vi phạm quyền tự do bí mật thư tín và dùng nó để chống lại tôi, kết án tôi cũng là vi phạm của luật pháp VN cho nên bản án này bất hợp pháp.

Ngoài việc CSVN vi phạm luật pháp VN và quốc tế, họ còn vi phạm cả đạo đức làm người.

Tôi bị bắt năm 1992 khi các con tôi còn rất nhỏ: Thục Vy 7 tuổi – Khánh Vy 5 tuổi – Trọng Hiếu 3 tuổi. Trong thời gian 10 năm trong nhà tù tôi bị ngược đãi, khủng bố, đánh đập. Sau khi mãn hạn tù tôi trở về với một xác thân đầy bệnh hoạn và những biến chứng của nó.

Khi tôi trở về, tôi được người nhà kể cho nghe là: Những ngày đầu khi tôi bị bắt, các con tôi bàng hoàng sợ hãi vì các cháu mất mẹ hai năm trước chỉ còn có ba. Thục Vy không muốn đến trường nữa, cháu bần thần vì sự khủng hoảng, may mắn lúc đó cô giáo lớp hai của Thục Vy là người bà con của má cháu nên cô đến nhà chở Thục Vy đi học, cô vỗ về an ủi, nếu không có cô giáo đó, Thục Vy đã nghỉ học từ năm lớp 2…

Và tôi cũng nghe kể lại rằng: Mỗi chiều các con tôi ngồi trên mảnh sân nhỏ đợi ba về, thỉnh thoảng chúng dắt nhau ra nhìn con đường đất đỏ chạy dài hun hút để tìm bóng dáng của ba!

Những vết thương trên thân thể hay bệnh tật có thể được chữa lành, còn những vết thương trong tâm hồn tôi và các con tôi vẫn còn nhức nhối vì không phải do cố chấp hay thù hận mà do chính thái độ của nhà cầm quyền.

Họ không hề nhìn nhận sự sai trái của họ và họ vẫn tiếp tục cười nhạo trên nỗi đau của người khác. Cũng giống như bà Nguyễn Phương Nga đã nói dối trá một cách trắng trợn về sự vi phạm nhân quyền của chế độ CSVN. Nhưng điều đáng xấu hổ và ghê tởm là bà Nguyễn Phương Nga đã nói dối bằng một thái độ rất tự nhiên thậm chí là tự hào nữa! Chế độ CSVN bảo vệ quyền lực bằng sự dối trá và tàn ác. Bao lâu sự dối trá và tàn ác còn "lên ngôi" ở quê hương VN thì ngày đó dân tộc này vẫn còn lầm than với kiếp nô lệ.

Tự do ngôn luận là phương tiện đánh đổ sự bưng bít thông tin, lật đổ sự dối trá và đem cái ác ra trước ánh sáng. Tự do ngôn luận là bước đi đầu tiên để tiến đến một xã hội minh bạch và một xã hội minh bạch sẽ tự tìm con đường chuyển hóa đến dân chủ.Khi quyền tự do ngôn luận chưa được thực hiện thì người dân VN (kể cả các nhà Dân chủ) vẫn cứ bị bịt mồm, cái ác vẫn ẩn nấp và được sự bảo vệ của bóng tối, vì vậy nó tha hồ tác yêu tác quái mà không bị trừng phạt.

Chúng ta kêu gọi những ai là nạn nhân của sự đàn áp, đe dọa, khủng bố bởi nhà cầm quyền CSVN hãy mạnh mẽ trình bày trường hợp của mình cho công luận, để thế giới văn minh được biết về thực trạng nhân quyền tại VN, nếu chúng ta vì sự sợ hải mà lặng thinh vô tình chúng ta đã tiếp tay nuôi dưỡng sự sai trái và tội ác của chế độ. Chế độ CSVN vẫn dọa mọi người rằng "Nhật nguyệt chi minh,nan chiếu phúc bồn chi địa". Điều này không còn đúng trong thời đại Internet nữa, mọi bưng bít thông tin đã bị phá vỡ, tội ác của CSVN vẫn hằng ngày,hằng giờ bị lôi ra ánh sáng

Mấy hôm nay không chỉ có tôi mà tất cả những ai đang đấu tranh để giải thể chế độ CSVN (ở trong và ngoài nước) đều vui mừng vì chính phủ Hoa Kỳ sắp bổ nhiệm vị Đại sứ mới đến VN. Ông David Sead. Trong buổi điều trần của ông trước Thượng viện, ông đã cho biết mục đích của ông trong nhiệm kỳ Đại sứ tại VN là nỗ lực thăng tiến nhân quyền. Có thể nói chính phủ của TT Obama coi nhân quyền là ưu tiên trong quan hệ với CSVN trong những năm sắp tới.

Đây là cái nhìn mang tính thực dụng của người Mỹ, vì sau khi các chế độ độc tài ở Bắc Phi bị sụp đổ hoặc đang lung lay và làn sóng dân chủ đang lan tràn ngày càng mạnh mẽ tại các quốc gia độc tài ở Trung Đông, Hoa Kỳ và Phương Tây đã nhận thức được rằng quan hệ với các chế độ độc tài dù là toàn trị như CSVN hay Quân phiệt như Miến Điện hoặc quân chủ tập quyền như Ả rập Xê út là mối quan hệ không bền vững, đi ngược lại nguyện vọng của người dân các nước đó, ngược xu thế thời đại và cũng không phù hợp với quyền lợi của nước Mỹ xét trong trường kỳ.

CSVN dùng chính sách đối ngoại "đu dây", họ hi vọng rằng hợp tác(hoặc giả vờ hợp tác) với Hoa Kỳ trên Hồ sơ kinh tế và an ninh, đổi lại Hoa Kỳ sẽ "mắt nhắm,mắt mở" trên hồ sơ Nhân quyền, để CSVN lộng hành tha hồ vi phạm. Chính sách mới của nước Mỹ đối với VN thông qua việc bổ nghiệm ông Đại sự mới, là một thông điệp cho CSVN biết là nhân quyền sẽ được ưu tiên hàng đầu trong quan hệ Việt – Mỹ.

Trong cục diện hiện nay trên Thế giới, khi mà làn sóng dân chủ bùng nổ ở Bắc Phi và Trung đông (những nơi không ai ngờ tới) cộng với chính sách ưu tiên cho nhân quyền của chính phủ Mỹ trên toàn Thế giới, chắc chắn sẽ làm cho Ban lãnh đạo Đảng CSVN mất ăn mất ngủ.

Xin được gởi đến Ban lãnh đạo đảng CSVN bài báo trên tờ The Star (Indonesia) mang tựa đề "ĐỪNG BAO GIỜ NÓI LÀ KHÔNG BAO GIỜ " Tác giả bài báo cho rằng,với những "CHÍNH QUYỀN BÔ LÃO" hiện nay tại Đông nam Á, thì không phải là không có khả năng xuất hiện những phong trào phản kháng. Chính quyền các nước Đông nam Á cần phải biết lắng nghe tuổi trẻ, nếu không muốn bị làn sóng phẫn nộ tương tự như những gì đang diễn ra trên các đường phố Ả rập quét sạch" (RFI)

© Huỳnh Ngọc Tuấn

© Đàn Chim Việt

Về miền Tây, ngấm vị quê qua các loại mắm


08/04/2011 06:59:47

Nhà văn Đoàn Giỏi đã từng viết: "Nam Bộ ai mà không biết ăn mắm. Từ những thị tứ đông đúc, đến các nơi hẻo lánh xa xôi, bất cứ chợ lớn, chợ nhỏ nào cũng đều có bán mắm"...

 

Mô tả ảnh.
 

Hiếm có món ăn nào đặc trưng và mang đậm nét miền Tây Nam Bộ như món mắm và đã là dân miền Tây thì không ai không biết ăn mắm. Mắm từ bao đời nay đã trở thành một món ăn không thể thiếu của những con người sông nước, miệt vườn bởi cái vị lạ lẫm của nó mà không nơi nào có thể có được.

Mô tả ảnh.
 
Mô  tả ảnh.
Mắm được bày bán khắp nơi và với đủ các loại mắm

Cứ mỗi mùa nước nổi là cá lại theo nhau về, nhiều đến nổi "ăn không hết" nên phải ủ lại làm mắm để dành ăn từ từ. Hoặc đi bất cứ chợ nà cũng có thễ dễ dàng tìm thấy mắm được bày bán khắm nơi, vô tình đã tạo thành một nét rất riêng của miền Tây. Muôn màu muôn vẻ với rất nhiều loại mắm : mắm cá lóc, mắm thái, mắm cá linh, mắm ruột...
 
Hãy cùng khám phá nét độc đáo của loại đặc sản mang đậm hồn quê Việt Nam:

Mắm cá lóc
 
Mắm cá lóc là một món ngon đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, nhưng nói đến ngon nhất thì chỉ có mắm cá lóc ở Châu Đốc, An Giang. "Nam Bộ ai mà không biết ăn mắm. Từ những thị tứ đông đúc, đến các nơi hẻo lánh xa xôi, bất cứ chợ lớn, chợ nhỏ nào cũng đều có bán mắm. Mà mắm lóc trứ danh lừng lẫy từ xưa nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh là mắm Châu Đốc-Long Xuyên."

Mô tả ảnh.
 

Chính nhà văn Đoàn Giỏi trong những năm xa cách quê hương miền Tây để tập kết ra Bắc, nhớ da diết món mắm cá lóc trứ danh Nam Bộ nên đã ký thác qua tác phẩm Đất rừng phương Nam nghe mà phát thèm.
 
Nhưng để có được món mắm cá lóc ngon thì phải trải qua một quá trình đòi hỏi sự công phu, khéo léo và tỉ mỉ của người làm. Cá cho vào nước muối ngâm khoảng 1 giờ thì vớt ra, để ráo. Sau đó, cho vào hũ để ủ theo công thức cứ 1 lớp cá thì 1 lớp muối.
 
Dùng vặt nặng, nén chặt cá để bảo đảm cá phải có đủ độ nén cần thiết và ủ trong 2 tháng. Sau 2 tháng thì lấy cá ra để cho ráo nước rồi đem trộn đều với thính rồi lại cho ủ tiếp cùng nước muối trong 1,5 tháng nữa mới có thể dùng được.

Mắm này khi ăn người ta thường đem chưng với thịt băm và trứng hoặc cũng có thể đem lên kho với nước dừa cho dậy lên mùi thơm nức mũi, ăn kèm với rau sống thì ngon không cưỡng lại được. Chính vì thế mà người dân Nam Bộ mới phát ghiền cái món dân dã hồn quê này.

Mắm cá linh

Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
 

Cá linh làm sạch, cho vào hũ ướp muối, ba ngày sau thì dùng vỉ tre để gài chặt xuống. Sau 1 tháng, vớt cá ra đem trộn thính vào rồi cho lại vào hũ gài chặt lại. Để qua một tháng nữa thì lại vớt ra cho đường vào, trộn đều rồi mang ủ thêm. Khoảng 1 tháng tiếp theo là có thể dùng được. Công phu là thế, cầu kì là thế, nhưng người dân nơi đây không vì thế mà bỏ qua món ngon độc đáo này.

Mắm cá linh có thể ăn được với bún  hay cơm, hoặc cũng có thể làm lẩu mắm với cá, tôm, thịt ba rọi và cà tím. Tùy vào khẩu vị của từng vùng mà cách chế biến thành thức ăn có thể khác nhau, nhưng hương vị của món mắm cá linh thì vẫn giữ lại được nét đặc trưng khó mà lẫn được với các loại mắm khác.

Mắm thái

Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
Mắm thái ăn với bún và thịt luộc

Mắm thái được chế biến khá cầu kì và phức tạp và nhất định là phải dùng loại cá lóc to, thịt nhiều. Cá được đem đi ngâm muối sau khi đã thái thành phi lê. Trung bình phải mất khoảng 6 tháng đến 1 năm thì mắm mới có thể ngon được.
 
Mắm ngon thông thường là mắm có mùi thơm dịu nhẹ, thịt ửng hồng, không cứng quá cũng không được mềm nhũn quá. Mắm sau khi đã ủ đủ thời gian cần thiết thì mang ra đem chao lại với đường, và đường phải là đường thốt nốt thắng cho đến khi có chỉ rồi thêm gia vị. Đó cũng là lúc màu sắc, hương vị đạt được đến độ ngon của con mắm.
 
Sau đó, đem con mắm thái thành sợi, trộn với thính hạt nhuyễn, có thêm cả đu đủ xanh đem bào thành sợi mỏng, muối cho mặn để khoảng 10 ngày sau cho hết mùi, xả sạch thì đem trộn chung với mắm theo tỷ lệ 50/50.
 
Chỉ cần nghe cách làm món mắm này thôi cũng đủ để hiểu phải công phu như thế nào mới có thể cho ra lò được món mắm vừa thơm ngon. Cái ngon nằm ở sự hài hòa giữa vị mặn và vị ngọt, kết hợp với cả cái giòn của đu đủ cũng khiến cho người ta ăn thử một lần là nhớ mãi không quên.

Mắm ruột

Mô tả ảnh.
Làm mắm ruột phải qua nhiều công đoạn
Mô tả ảnh.
Mắm ruột có mùi vị rất đặc trưng và lạ miệng

Đây là loại mắm được làm từ ruột cá lóc. Muốn làm được món mắm này thì phải chọn loại cá to, có trứng mang sắc vàng ươm, sau đó làm sạch phần bao tử cá và ruột non. Nước muối dùng để ngâm loại mắm này cũng cần phải được pha chế cầu kì vì ruột cá khi ngâm phải đảm bảo được độ thấm mặn tận bên trong thì mắm mới không bị hư.
 
Sau khi ngâm khoảng 2-3 ngày thì vớt ruột cá để cho thật ráo nước và đem trộn với thính, rồi lại cho vào hũ ém chặt, sau đó chế nước mắm lên trên mặt. Ủ trong khoảng 1 tháng thì đem mắm ra chao lại với đường thốt nốt và sau đó lại ủ lại. Mất đến 4 tháng thì hủ mắm mới có thể thật sự ngon và có vị thơm đậm đà.

Khi ăn, hay ăn kèm với xà lách, húng cay, khế, chuối chát, và thịt ba rọi luộc thái mỏng, cuốn tất cả lại với bánh tráng Và để món ăn thêm phần đậm đà người ta thường chấm với nước mắm chua chua, ngọt ngọt.

(Theo Nguyên Thảo - Afamily)

Những đứa trẻ trên chợ nổi Cái Răng


15/04/2011 06:57:00

 - Xuôi theo dòng Hậu Giang, ngược trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km là chợ nổi Cái Răng - địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch miền Tây. Trôi trên sông, có biết bao đứa trẻ, dẫu chỉ vài ba tuổi mà gương mặt đã nhuốm màu nắng gió, màu vất vả mưu sinh...

Mô tả ảnh.
 

Vóc dáng be bé, mỏng manh, những cú nhảy tanh tách trên ghe, xuồng... của những đứa trẻ chỉ vừa đủ tuổi đứng vững trên sông nước dập dềnh không nguôi ghim vào tâm trí khách du thuyền, những người vốn dĩ xuống chợ để thả trôi tâm trí giữa trời mây sông nước.

Dường như lướt trên bất cứ khu vực nào của khu chợ đầu mối nổi tiếng của đất Tây Đô cũng gặp những mái tóc cháy nắng, những ánh mắt còn ngơ ngác vì vào đời sớm.

Sự học với rất nhiều đứa trẻ dường như không có bờ và thật khó hình dung ra bến đậu. Chẳng biết đến lúc lớn lên, chúng có nối nghiệp ba má nắm giữ mái chèo?

Mô tả ảnh.
Trẻ em vui đùa trên chợ nổi Cái Răng. Ảnh: BDz

Đến chợ nổi Cái Răng - đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng vào giừ cao điểm nhất (khoảng 8, 9 giừ sáng), du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe.

Có những chiếc ghe như "căn hộ di động" trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh... có cả xe gắn máy, trạm bán xăng, ngỡ như không có khoảng cách giữa bến bờ và sông nước.

Mô  tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
Em nhỏ đi bán hàng cùng ba vẫn mặc chiếc áo của trường mầm non. Ảnh: BDz
Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
Các em mang vẻ mặt buồn buồn, tiến sát đến thuyền du khách để chào hàng
Mô tả ảnh.
Cuộc sống thương hồ
Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
 Những bà bầu cũng hối hả tay chèo, bận rộn mưu sinh
Mô tả ảnh.
Rồi em bé này cũng sẽ lái thuyền điệu nghệ như má?
Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
 Khoảnh khắc vui chơi, nô đùa hồn nhiên trên dập dềnh sóng nước
Mô tả ảnh.
Những người bạn không thể thiếu của trẻ nhỏ trên chợ nổi Cái Răng

Bài: Danh Anh - Ảnh: BDz

TP HCM kêu gọi người dân tố giác thực phẩm 'bẩn'


Thứ năm, 14/4/2011, 16:28 GMT+7

Phát động tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm trưa nay, Phó chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận đã kêu gọi người dân tích cực tố giác với cơ quan chức năng nếu phát hiện nơi bán thực phẩm kém vệ sinh.
Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Tại TP HCM, việc quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm được tiến hành thường xuyên trong nhiều năm qua. Song hiện vẫn còn 30% cơ sở chưa có chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; 20% lượng thủy hải sản tại các chợ đầu mối chưa được kiểm tra chất lượng.

Thực phẩm ở chợ sẽ được kiểm tra gắt gao hơn. Ảnh: Thiên Chương.
Thực phẩm ở chợ sẽ được kiểm tra gắt gao hơn. Ảnh: Thiên Chương

Tình trạng ngộ độc thực phẩm từ năm 2008 đến nay mỗi năm một giảm, nhưng trong năm 2010 vẫn còn xảy ra 13 vụ khiến hơn 700 người nhập viện. Nguyên nhân được xác định do thức ăn kém chất lượng gây nên.

Phân tích những tồn đọng, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND TP cho rằng, bên cạnh bộ máy quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu, còn có ý thức của một số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chưa cao.

Trong tháng hành động năm nay, ngoài việc sẽ kiên quyết xử lý những nhà sản xuất thiếu kiến thức, hoặc chạy theo lợi nhuận đưa ra thị trường sản phẩm kém chất lượng, ông Thuận còn kêu gọi người tiêu dùng chỉ nên chọn thực phẩm tại những nơi bán có uy tín, có nguồn gốc, tích cực từ chối mua và bài trừ những sản phẩm kém chất lượng.

"Người dân phải mạnh dạn tố giác và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, các cơ sở làm gian dối để có biện pháp xử lý kịp thời", ông Thuận nói.

Hàng rong vẫn còn là bài toán an toàn vệ sinh thực phẩm nan giải. Ảnh: Thiên Chương.
Hàng rong vẫn còn là bài toán an toàn vệ sinh thực phẩm nan giải. Ảnh: Thiên Chương

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý An toàn Vệ sinh thực phẩm TP HCM cũng cho rằng, việc người dân chấp nhận sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc sẽ tiếp tay cho loại hàng này tồn tại. Do đó điều này cần được thay đổi.

Cũng theo ông Hòa, từ ngày 15/4, tháng hành động sẽ bắt đầu bằng những đợt thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm, đơn vị chế biến thức ăn tập thể, chợ đầu mối trên địa bàn.

"Việc làm này nhằm giúp xử lý để loại bỏ những doanh nghiệp không chấp hành Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng", ông Hòa nói.

Cũng theo kỹ sư Hòa, Chi cục sẽ đề nghị ban quản lý các chợ chú ý hơn nữa trong việc ghi chép số lượng, nguồn gốc các loại thực phẩm được nhập vào chợ và bày bán. "Việc làm này nhằm tránh nạn sản phẩm không có nguồn gốc và cũng giúp ích trong việc truy trách nhiệm nếu chẳng may xảy ra ngộ độc", ông Hòa nói.

Thiên Chương

Hồng Ánh lọt vào danh sách bầu đại biểu Quốc hội


Thứ năm, 14/4/2011, 14:34 GMT+7

Sáng 14/4, Hội nghị Hiệp thương lần 3 do Ủy ban MTTQ TP HCM tổ chức đã bỏ phiếu kín nhất trí danh sách 41 người ứng cử đại biểu Quốc hội. Nữ diễn viên Hồng Ánh đạt phiếu bầu 100%.
Hồng Ánh ứng cử đại biểu Quốc hội

Tại Hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc TP HCM cho biết, đến ngày 12/4, có 6 người xin rút khỏi danh sách ứng cử (trong đó có 2 người tự ứng cử). Danh sách sơ bộ từ 63 giảm xuống còn 57 người.

Diễn viên Hồng Ánh là một trong số 41 người của TP HCM sẽ tranh cử đại biểu Quốc hội.

Quá trình lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, 37 người do cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu đạt tỷ lệ từ 95% đến 100%. Trong số 20 người tự ứng cử, có 7 người đạt tỷ lệ trên 50% (có 2 người đạt 100%).

Ngay sau đó, hội nghị đã tiến hành bỏ phiếu kín lập danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13. Kết quả có 41 người đã được các đại biểu nhất trí giới thiệu ứng cử. Trong số này có 4 người tự ứng cử như ông Nguyễn Bách Phúc - Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học TP HCM, ông Lâm Thiếu Quân-Tổng giám đốc Công ty Công nghệ Tiên Phong...

Các đại biểu thảo luận góp ý kiến chốt danh sách cuối cùng. Ảnh: Tá Lâm.
Các đại biểu thảo luận góp ý kiến chốt danh sách. Ảnh: Tá Lâm.

22 người đạt tỷ lệ 100% trong cuộc bỏ phiếu kín tại Hội nghị Hiệp thương lần ba, trong đó có diễn viên điện ảnh Phạm Thị Hồng Ánh. Lấy ý kiến cử tri nơi công tác, Hồng Ánh được đánh giá là một đạo diễn trẻ, năng động, có tâm huyết với nghề và có nhiều thành tích trong hoạt động nghệ thuật. 14/14 (đạt 100%) cử tri nơi công tác đã tín nhiệm cô. Tại nơi cư trú, diễn viên Hồng Ánh cũng đạt được tỷ lệ tín nhiệm tuyệt đối.

Trong số 41 người chính thức, có 3 người trẻ (dưới 35 tuổi), 12 người là phụ nữ, 2 người dân tộc và 9 người ngoài Đảng. Về trình độ, 20 người trên đại học, 21 người có trình độ đại học.

Ông Dương Quang Hà, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM cho biết, thành phố được phân bổ bầu 30 đại biểu Quốc hội, trong đó trung ương giới thiệu 11 đại biểu. "Thành phố sẽ có 10 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị bầu 3 đại biểu. Cho nên phải có tối thiểu 50 người ứng cử. Tại Hội nghị Hiệp thương này, các đại biểu đã nhất trí danh sách 41 người cùng với 11 người do trung ương giới thiệu, như thế là đảm bảo số dư", ông Hà nói.

Diễn viên Hồng Ánh tên thật là Phạm Thị Hồng Ánh, sinh năm 1977 tại Trà Vinh. Cô theo học ngành múa từ nhỏ và năm 14 tuổi được chọn múa biểu diễn trên sân khấu lớn. Năm 1995 cô nhận giải Người đẹp duyên dáng trong cuộc thi Diễn viên Điện ảnh triển vọng. 18 tuổi, cô thành công với vai Bạch Vân - em của Bạch Cúc (Việt Trinh đóng) - trong phim truyền hình Người đẹp Tây Đô của đạo diễn Lê Cung Bắc.

Với diễn xuất ấn tượng trong nhiều bộ phim nghệ thuật như: Đời cát, Thung lũng hoang vắng, Trái tim bé bỏng... Hồng Ánh đã đoạt nhiều giải thưởng điện ảnh tại các kỳ liên hoan phim trong nước. Năm 2008, với vai Hạnh trong phim Trăng nơi đáy giếng (đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn), cô đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại LHP quốc tế Dubai. Năm 2011, cô là thành viên nữ duy nhất của Ban giám khảo Cánh Diều Vàng.

Tá Lâm

Thanh tra vụ cảnh sát đứng vị trí hiểm, đeo kính đen


Thứ năm, 14/4/2011, 12:45 GMT+7

Một ngày sau khi VnExpress.net đăng clip "Cảnh sát giao thông đứng vị trí hiểm, đeo kính đen", Công an Hà Nội đã giao Thanh tra xác minh nội dung bài báo, xử lý nghiêm cán bộ vi phạm.
Cảnh sát giao thông đứng vị trí hiểm, đeo kính đenCấm cảnh sát giao thông rình nấp, lôi kéo phương tiện

Trong công văn ngày 14/4, đại tá Vương Xuân Đồng, Chánh thanh tra Công an Hà Nội cho biết, cơ quan này được công an thành phố giao xác minh nội dung bài báo. Cùng ngày, đại diện Thanh tra Công an Hà Nội đã làm việc với VnExpress đề nghị cung cấp tài liệu liên quan.

Sau đó, Thanh tra sẽ làm việc với Phòng Cảnh sát giao thông để làm rõ vi phạm của các cá nhân liên quan và hướng xử lý.

Trung tá Trần Ngọc Ánh, Đội trưởng Đội Tham mưu (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) cho biết, các cảnh sát trong clip thuộc Đội cảnh sát giao thông số 6. "Phòng đã yêu cầu đội báo cáo, sau đó xem xét xử lý", ông Ánh nói.

Ảnh chụp từ clip.
Cảnh sát giao thông vừa làm việc vừa hút thuốc. Ảnh chụp từ clip.

Trước đó sáng 12/4, tổ cảnh sát giao thông gồm 3 người đứng sau hàng rào công trình, khá xa đèn tín hiệu ngã tư Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám (Hà Nội) đã bắt được nhiều phương tiện vi phạm. Khi dừng xe người vi phạm, hai cảnh sát trẻ hầu như không thực hiện quy định giơ tay chào chủ phương tiện, thậm chí còn dùng tay níu kéo tay lái xe máy của người vi phạm dắt lên vỉa hè… Khi xử phạt, viên cảnh sát còn lại đeo kính đen, rít thuốc lá.

Trong khi đó, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Hà Nội vừa có hướng dẫn yêu cầu cảnh sát giao thông không được rình nấp sau gốc cây, phải chào chủ phương tiện trước khi xử lý; tuyệt đối không được giằng, lôi kéo phương tiện, người vi phạm... Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng có văn bản yêu cầu cảnh sát khi làm nhiệm vụ không được đút tay vào túi quần, hút thuốc lá, đeo kính đen, xưng hô thiếu văn minh...

Theo quy định, những lỗi vi phạm về tác phong của cảnh sát giao thông sẽ bị xử lý từ nhắc nhở tới chuyển công tác, thậm chí buộc ra khỏi ngành.

*Clip: CSGT chặn nhiều xe vi phạm ở vị trí khuất tầm nhìn

Tiến Dũng

Những biển cấm bị vô hiệu ở thủ đô


Bất chấp biển cấm, người dân vẫn vô tư đi vào đường một chiều, đỗ ôtô tràn lan từ vỉa hè xuống lòng đường... gây nên tình trạng hỗn loạn giao thông.
Giao thông lộn xộn ngày giáp Tết

Nhiều tháng nay, tại ngã tư Đại Cồ Việt - Phố Huế, mỗi khi có đèn đỏ, dòng xe máy, ôtô hướng từ Đại Cồ Việt lại ùn ùn đi vào phần đường một chiều để sang phố Huế.
Biển cấm đi ngược chiều bỗng thành vô tác dụng, ngay cả lúc có mặt lực lượng cảnh sát giao thông.
Đầu phố Tràng Thi, ngay sát trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm cắm biển tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy ôtô trên hè phố, lòng đường nhưng những chiếc ôtô vẫn vô tư đỗ dưới lòng đường, trên vỉa hè mà không sợ bị xử phạt.
Tuy nhiên, cũng trên tuyến phố này, cách nơi đặt biển chừng 100 mét lại là tấm biển cho phép đỗ xe.
Ngã 3 Nhà Chung - Tràng Thi cũng có biển cấm đỗ xe nhưng khá nhiều ôtô vào nhà hàng gần đây vẫn thoải mái đỗ.
Thậm chí, xe còn đỗ cả trên vạch sơn dành cho người đi bộ...
... hay đỗ cả trước cổng trường tiểu học.
Nguyên nhân gây ra nghịch lý này chính là do, đầu phố có biển cấm đỗ nhưng cách đó vài chục mét lại có thêm tấm biển được phép đỗ xe có thu phí do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cấp phép.


Công an ngày càng lộng hành, phi pháp


2011-04-14
Công an Việt Nam xem chừng ngày càng hành động tuỳ tiện, phi lý, phi pháp… Công an có nhiệm vụ cao quý là bảo vệ dân, nhưng phải chăng "cứ vào tay công an là từ chết tới bị thương"?

courtesy damlambao.com
Ông Tùng bị công an đánh gãy cổ, chết

Công an đánh người

Những nạn nhân gần đây của công an VN có thể kể đến trường hợp hai nhà bất đồng chính kiến là BS Phạm Hồng Sơn và LS Lê Quốc Quân, như chị Vũ Thuý Hà, vợ BS Phạm Hồng Sơn, từ Hà Nội lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do: 
"Rõ ràng là 2 anh Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân trước hết là bị đánh, đánh 1 cách dã man giữa thanh thiên bạch nhật, sau đó còn bị giam cầm 1 cách tuỳ tiện"
Gần đây, nhà bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần ở Saigòn cũng báo động về việc công an hành động nặng tay: 
"Tôi đâu có phạm tội gì đâu. Tôi nói rõ với nó là nó muốn bắt tôi thì cứ việc đem lệnh đến đọc tại nhà mà bắt, lập biên bản bắt đàng hoàng. Họ tống tôi vô trong tù, tôi kháng cự lại thì bọn nó ba bốn thằng đè, rồi nó kêu cả những thằng văn phòng nữa xúm vào đánh tôi,… lấy tay chém vào cổ tôi,… lôi kéo rồi đạp vô chân tôi,…đánh vào ngực tôi.
Rồi cả cái xâu tràng hạt màu đen tôi hay đeo trên cổ có cái thánh giá trên đó có ảnh Chúa chịu nạn và cái tượng Đức Mẹ Maria - Đức Mẹ La Vang tôi đang đeo trên cổ thì… nó giựt nó ném xuống đất"
Hiện trường nơi CA bắn vào đầu bé trai 12 tuổi
Hiện trường nơi CA bắn vào đầu bé trai 12 tuổi
.
Sau cái chết tức tưởi đau thương của ông Trịnh Xuân Tùng do trung tá CA Nguyễn Văn Ninh gây ra ở khu vực phường Thịnh Liệt, Hà Nội hôm mùng 2 tháng Ba vừa rồi, thì gần đây nhất, hồi cuối tháng rồi, 1 nạn nhân khác, ông Trần Văn Dữ, đã bị công an thị trấn Sóc Trăng gây tử vong.
Báo VNExpress đã phải mô tả việc này là "Công an lại giết người ở Ngã Năm, Sóc Trăng"

Từ Bắc vô Nam...

Nói đến việc công an gây thương vong cho người dân, có lẽ công luận vẫn còn đậm nét những vụ ra tay tắc trách, phi pháp và vô cảm trong thời gian qua của giới được mệnh danh bảo vệ dân chúng.
Chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra bao nhiêu vụ như vậy:
- Thiếu tá CA Bùi Minh Thắng, Phó trưởng phòng CSGT Hậu Giang đánh công dân Đỗ Quốc Thái bằng dây thắt lưng phải nhập viện, công an Cửa Lò, Nghệ An đánh hội đồng anh Nguyễn Văn Hướng tét đầu.
- Công an Thuỳ Nguyên, Hải Phòng đánh gãy tay chị Ngô Thị Thu, công an phường Mỹ Bình, Long Xuyên đánh chết anh Đặng Văn Đen.
- Công an Phú Bình, Thái Nguyên, bóp cổ và đánh trọng thương anh Dương Đình Hiếu, công an Trảng Bom, Đồng Nai đánh chết công dân Trần Ngọc Đường.
- Công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang đánh chết công dân Trần Duy Hải, anh Nguyễn Văn Khương chết về tay công an Tân Yên, Bắc Giang.
- Công an Thái Nguyên đánh chết anh Vũ Văn Hiền, công an Điện Bàn, Quảng Nam gây tử vong anh Võ Văn Khánh, công an Đà Nẵng đánh chết anh Võ Thành Năm.
- Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đánh chết công dân Nguyễn Quốc Bảo, và cái chết oan ức đau thương gần nhất là ông Trần Văn Dữ. Đó là chưa kể những trường hợp người dân bị công an bắn thủng tay, thủng đùi...
Những tình cảnh đó khiến bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hồi thứ Sáu tuần rồi, 04/08/11, công bố bản phúc trình về nhân quyền thế giới, bao gồm tình hình ở VN, qua đó, lưu ý rằng lực lượng công an cảnh sát VN, nói chung, ngược đãi những nghi can khi họ bắt giam các nạn nhân này, nhốt trong điều kiện lao xá thường khắc nghiệt.
Theo bản Phúc trình thì hành động sai trái của công an thường không bị trừng phạt trong khi tệ nạn tham nhũng trong ngành này tiếp tục là vấn nạn đáng kể. Nhiều cá nhân bị giam giữ độc đoán, kéo dài, vì hoạt động chính trị và không được xét xử công bằng giữa lúc hệ thống tư pháp VN bị ảnh hưởng đáng ngại vì yếu tố chính trị, tệ nạn tham nhũng và tình trạng kém hiệu năng.
Bản phúc trình không quên đề cập đến nhiều trường hợp cụ thể liên quan tới việc công an VN gây tử vong cho người dân, kể cả việc công an sử dụng xã hội đen và dân phòng để hành hung, sách nhiễu, làm nhục dân chúng, nhất là những nhà bất đồng chính kiến.
Họ quá đầy đủ, quá sung sướng đi, nên bảo vệ chế độ đến cùng.
Nhạc sĩ Tô Hải
Lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do hồi tháng 2, nhạc sĩ Tô Hải từ trong nước nhận xét: "Ở nước ta, bất cứ chuyện gì cũng có thể trở thành tội phạm, cho nên việc đàn áp thì nhậy bén lắm. Bây giờ giới cầm quyền không ngại gì cả. Quân đội và công an, tôi xin nói, đó là những con người được chiều chuộng số một, được chiều chuộng về lương bổng, về các thứ. Do đó bộ phận này là bộ phận tuyệt đối trung thành với Đảng, vì không có đảng là họ mất hết. Họ quá đầy đủ, quá sung sướng đi rồi nên họ bảo vệ chế độ đến cùng." 
Nói đến việc CA "bảo vệ chế độ đến cùng" khiến người ta nhớ tới khẩu hiệu "Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng, còn mình" từng được treo ngay tại mặt tiền trụ sở bộ Công an số 44, Yết Kiêu, Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng CSVN.
Trong khi nhiều tờ báo do nhà nước kiểm soát, từ báo điện tử Đảng CSVN, Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân cho tới Vietnamnet, cùng giới lãnh đạo Hà Nội, cũng thường nhấn mạnh đến khẩu hiệu "Chỉ biết còn Đảng còn mình" dành cho công an.

Đạo đức cách mạng?

Theo GS Nguyễn Hưng Quốc, khẩu hiệu này không phải do "ngẫu hứng" mà là 1 nguyên tắc lớn trong điều gọi là "đạo đức cách mạng" của ngành công an VN.
GS Nguyễn Hưng Quốc nhận thấy "nguyên tắc lớn" đó sai ở 2 điểm"Thứ nhất, nó trái hẳn với bản chất của công an vốn ở đâu cũng được hình thành, trước hết, để bảo vệ luật pháp, bảo vệ trật tự xã hội và bảo vệ dân chúng.
Để bảo vệ luật pháp, công việc chính của công an là phòng và chống tội phạm các loại… Để bảo vệ trật tự xã hội, công việc chính của công an là giúp cuộc sống được điều hòa một cách tốt đẹp, từ chuyện giao thông đến việc tụ tập của đám đông ngoài đường phố, v.v…
Nó trái hẳn bản chất của dân chủ vốn được xây dựng trên tính chất độc lập của truyền thông, tư pháp, quân đội và công an.
GS Nguyễn Hưng Quốc
Cuối cùng, nhiệm vụ của công an là bảo vệ sự an toàn của dân chúng, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp. Có lẽ không có ở đâu (trừ các nước độc tài, dĩ nhiên!) công an lại tự đồng nhất với đảng cầm quyền và tuyên bố thẳng thừng là "chỉ biết còn Đảng còn mình" như vậy.
Thứ hai, nó trái hẳn bản chất của dân chủ vốn được xây dựng trên tính chất độc lập của truyền thông, tư pháp, quân đội và công an...
Khi nêu cao nguyên tắc "chỉ biết còn Đảng, còn mình" như vậy, công an Việt Nam, một mặt, tự phủ định lý do tồn tại chính của mình; mặt khác, tự tố giác tính chất phi dân chủ của Việt Nam. … Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi gần đây công an càng ngày càng lộng hành. Những vụ đánh người và giết người của công an diễn ra khắp nơi.

Giáo dân Thái Nguyên tranh chấp với công an
Giáo dân Thái Nguyên tranh chấp với công an

Nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội bày tỏ quan ngại rằng số nạn nhân của công an VN sẽ gia tăng, mà theo ông, nguyên nhân chính là do thể chế độc tài toàn trị hiện giờ:
" Trong 1-2 năm gần đây, tình trạng công an trong nước tuỳ tiện bắt giam, đánh đập, thậm chí bắn giết những người dân vô tội, đưa con số nạn nhân lên tới phải nói trên dưới 20 người. Tôi nghĩ tất cả nạn dân do những vụ bạo hành của công an như tôi trình bài sơ bộ chưa phải là con số cuối cùng, và sẽ còn tiếp tục tăng".
Sở dĩ người dân trong nước chịu đựng như vậy, khi công an tuỳ tiện hành xử bạo lực, nặng tay với người dân, gây những cái chết rất đau thương, tức tưởi cho dân, chính là vì thể chế chính trị trong nước hiện vẫn là thể chế độc tài toàn trị.
Công an là công cụ riêng của đảng. Họ được dung dưỡng, dung túng và thậm chí được nhiều ân sủng của nhà nước.
Bộ máy công an trong nước không những là công cụ riêng bảo vệ chế độ mà họ còn tuỳ tiện sử dụng những gì mà bộ máy công quyền trao cho. Rồi khi họ phạm tội, không có những biện pháp chế tài trừng phạt nghiêm khắc. Vì thế con số nạn nhân một ngày một gia tăng.
Thêm vào đó, báo chí trong nước cũng bị "trói tay", không được tự do lên tiếng để tranh đấu, ngăn ngừa tình trạng bạo hành và tội ác của công an. Nếu như ở quốc gia tôn trọng tự do dân chủ, nhân quyền, các quyền căn bản của người dân thì báo chí sẽ góp phần đẩy lùi tội ác do chính nhà cầm quyền, chính công an gây ra cho nhân dân.
Qua bài tựa đề "Khen các anh rất khó", blogger Mẹ Nấm cũng lưu ý rằng: "Lực lượng công an nhân dân, được ví như thanh kiếm và lá chắn của xã hội. Nói một cách khác, các anh là công cụ bảo vệ. Số lượng con người trong ngành của các anh không lớn lắm – xuất thân của các anh là từ dân. Nếu thử làm phép "bổ đầu chia xôi" thì người ta sẽ thấy tỉ lệ vi phạm pháp luật của những người thừa hành luật pháp khá cao so với các ngành khác. Hay nói không ngoa cho lắm,… các anh phạm tội ác hơi nhiều".