THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 February 2011

Chiếm dụng vỉa hè, lề đường kinh doanh Tết


Thứ hai, 31/1/2011, 11:34 GMT+7


Những ngày áp Tết, nhiều tuyến đường phố, vỉa hè ở Hà Nội đã bị các hộ kinh doanh lấn chiếm khiến giao thông ách tắc, người đi bộ mất lối. 
> Giao thông lộn xộn ngày giáp Tết

Phố Hàng Điếu, một trong những tuyến phố cổ ở Hà Nội đông nghịt người ngày áp Tết.
Đường Âu Cơ, gần chợ hoa Tây Hồ ùn ùn người và xe.
Rất nhiều vỉa hè trên các tuyến phố hàng Đào, hàng Đường... bị lấn chiếm, giao thông xung quanh khu vực này lộn xộn, nhem nhuốc.
Xe máy để lề đường, hàng rong tung hoành.
Đĩa CD lậu cũng tràn ra đường, ké điểm gửi xe.
Hàng ăn bày hẳn bàn ghế xuống đường đi, người đi xe máy qua lại khó khăn.
Nhà chờ xe buýt trên phố Lý Nam Đế thành hàng bán chậu cây cảnh.
Hàng bánh mứt kẹo trên phố Tây Sơn bày tràn ra lòng đường, cản trở lối đi lại.
Nơi vỉa hè rộng cũng bị xe máy băng lên.
Và người đi bộ chỉ còn cách đi xuống lòng đường.

Khánh Huyề
n


Giả danh cảnh sát giao thông kiếm tiền tiêu Tết


31/01/2011 10:43:17

Thấy có nhiều người vi phạm luật giao thông vào dịp Tết, Tuân tự đi may bộ đồ sắc phục cảnh sát giao thông, mang quân hàm trung úy rồi chặn người đi đường bắt nộp phạt.

Đêm 30/1, hành vi giả danh cảnh sát của Nguyễn Văn Tuân (29 tuổi, xã Ích Hậu, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã bị Đội cảnh sát giao thông thành phố Vinh (Nghệ An) phát hiện khi Tuân đang cố gắng đuổi theo hai phụ nữ vi phạm luật giao thông để nhận tiền phạt.
 
uân tại cơ quan cảnh sát. Ảnh: Nguyên Khoa.
uân tại cơ quan cảnh sát. Ảnh: Nguyên Khoa.
 
Tuân khai nhận, thấy vào dịp Tết có nhiều người vi phạm luật giao thông, cộng thêm tâm lý sợ cảnh sát giao thông, nên Tuân nảy sinh ý định giả danh kiếm tiền phạt. Tuân đã tự đi may một bộ đồ màu vàng mang sắc phục cảnh sát giao thông với quân hàm trung úy với công cụ hỗ trợ đầy đủ như còi, gậy, biển hiệu mang tên trung úy Nguyễn Thanh Tuấn cùng một số giấy tờ điều động giả của Tổng cục Cảnh sát rồi ra đường tìm người vi phạm luật giao thông để chặn đường yêu cầu nộp phạt.
 
Đà nghề của
Đà nghề của "trung úy cảnh sát giả".
 
Với thủ đoạn trên, từ cuối năm 2010 đến nay, Tuân khai đã thực hiện trót lọt 10 vụ xử lý người vi phạm giao thông, người bị phạt ít nhất là 100.000 đồng, người nhiều nhất là 850.000 đồng.
 
Công an thành phố Vinh đang liên lạc với những người bị "trung úy cảnh sát rởm" này phạt nhầm để phối hợp điều tra.
 
Theo VNE

Ra nước ngoài rút đô-la kiếm lời chênh lệch


31/01/2011 14:32:21

Nhiều tuần trước, Ngân hàng Hoàng gia ANZ Campuchia để ý thấy một khách hàng lạ tại cột ATM của họ ở Phnom Penh. Đi cùng một người đàn ông để canh chừng, người phụ nữ dùng thẻ Techcombank Việt Nam phát hành rút 2.000 USD, lượng tiền mặt cho phép tối đa.

TIN LIÊN QUAN

Sau đó, người phụ nữ này rút ra chiếc thẻ Techcombank khác, rút liên tục 11 lần.
 
Người phụ nữ trên chỉ là một trong số ngày càng nhiều người Việt Nam sang Campuchia mà theo những ngân hàng ở đây là để "rửa sạch" các máy ATM, tận dụng cơ hội có sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá USD chính thức của Việt Nam và tỷ giá chợ đen để kiếm hàng nghìn USD.
 
Tổng Giám đốc ANZ Stephen Higgins mới đây cho biết, những người dùng thẻ Techcombank đã rút khoảng 12 triệu USD tiền mặt từ các máy AM trong ngân hàng của họ kể từ giữa tháng 12 vừa qua và phần lớn số tiền được rút trong 2 tuần gần đây.
 
Còn theo Phó Chủ tịch Ngân hàng ACLEDA, những người dùng thẻ Techcombank đã rút khoảng 5 triệu USD từ các máy ATM của ACLEDA kể từ đầu tháng cho đến ngày 26/1 vừa qua.

Ảnh minh họa (IE)
Ảnh minh họa (IE)

Cả hai đều cho biết những người dùng thẻ Techcombank đã rút "ít nhất 20 triệu USD" tiền mặt từ các máy ATM của Campuchia trong vài tuần qua. "Đó là cách kiếm tiền dễ dàng. Họ đã mách cho nhau và đột nhiên người người ồ ạt đổ sang biên giới để làm điều đó".
 
Chính phủ Việt Nam kìm chế tỷ giá hối đoái chính thức vào khoảng 19.500 VND ăn một USD, trong khi tỷ giá chợ đen và cũng là tỷ giá của những nhà đổi tiền hợp pháp ở Campuchia vào khoảng 21.000 VND ăn một USD. Như vậy, chênh lệch lên tới 8%.
 
Những người Việt Nam sang Campuchia đã tận dụng điều này. Tại các máy ATM ở Campuchia, họ nhận tiền USD được chuyển từ tiền đồng theo tỷ giá chính thức ở quê nhà. Sau đó họ có thể bán những đồng USD đó lấy tiền Việt ở những nhà đổi tiền tại Campuchia hoặc những nhà đổi tiền ở Việt Nam theo tỷ giá chợ đen, kiếm được lời từ khoản chênh lệch.
 
Mặc dù họ phải trả phí giao dịch ATM, nhưng theo Higgins, người dùng thẻ Techcombank vẫn kiếm được khoảng 20.000 USD cho 1 triệu USD tiền mặt.
 
Higgins cũng cho biết, Techcombank là ngân hàng duy nhất bị lợi dụng kiểu này. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam đánh phí giao dịch quốc tế để bù lại được chênh lệch giữa tỷ giá tiền VND/USD chính thức và tỷ giá chợ đen nhưng phí của Techcombank thấp hơn bình thường.
 
Kết quả là, họ mất "khoảng 1,5 triệu USD", từ các giao dịch ở Campuchia trong những tuần gần đây, Higgins cho hay.
 
Giám đốc một ngân hàng lớn khác ở Campuchia, yêu cầu được giấu tên, cho biết ngân hàng của ông cũng nhận thấy có sự gia tăng khác thường trong các giao dịch ATM gần đây, đặc biệt là ở gần khu vực biên giới. 
 
Mặc dù Visa không có biện pháp gì, nhưng từ ngày thứ tư vừa qua ACLEDA đã chặn các tài khoản Techcombank rút từ máy ATM của họ, bà So Phonnary cho hay.
 
Trong khi đó, Khuoy Kry, người đứng đầu Trạm kiểm soát biên giới quốc tế Bavet ở tỉnh Svay Rieng, mỗi người qua lại biên giới được phép mang tới 10.000 USD và việc sử dụng máy ATM "nằm ngoài kiểm soát của chúng tôi".
 
(Theo Dân trí)


Điều lệ tổ chức và hoạt động mới của Vinashin

RFA-01-31-2011
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng vừa thông qua Quyết định về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin.
Theo đó, tập đoàn này chuyển thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ. 
Quyết định mới mang số 179, qui định mục tiêu, ngành nghề kinh doanh chính và phụ cùa Vinashin cũng như qui định quyền và nghĩa vụ của Vinashin.
Vinashin được thành lập từ năm 1996, do Nhà nước làm chủ, chủ yếu là đóng mới và sửa chữa tàu. Năm ngoái,  công ty này đã báo cáo khoản nợ lên đến 86 ngàn tỷ đồng, không trả được nợ đáo hạn của nước ngoài . Sau vụ thua lỗ đó, Nhà nước đã tái cơ cấu Vinashin.

44 ngàn trâu bò đã chết vì trận rét tại miền Bắc


Tính đến nay, đã có khoảng 44 ngàn trân bò chết vì không khí lạnh. Các địa phương có số trâu bò chết nhiều nhất là Sơn La với gần 9 ngàn con, Lạng Sơn với khoảng 7 ngàn con và Cao Bằng khoảng 6 ngàn con.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là trâu bò và gia súc được chăn thả trong rừng, không có chuồng được che chắn đủ ấm cho chúng.
Hiện tại, Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn đang trình chính phủ dự án hỗ trợ chống rét cho trâu bò của các gia đình nghèo. Gía hỗ trợ sẽ là 100 ngàn đồng cho 1 con trâu hay bò. 


Cảnh báo cúm A/H1N1 gia tăng ở miền Bắc


Vi rút cúm A/H1N1 có chiều hướng gia tăng tại các tỉnh miền Bắc. Phó giám đốc Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, bà Nguyễn Hồng Hà cho biết như vậy chiều chủ nhật vừa qua.

Theo bà Hà, trong vòng khoảng 1 tháng qua, bệnh viện đã nhận gần 50 ca nhiễm cúm A/H1N1.
Dịch cúm sẽ còn kéo dài ở các tỉnh miền Bắc khi thời tiết lạnh và ẩm vẫn chưa giảm. Tuy nhiên tin khí tượng cho hay miền Bắc và bắc Trung bộ sẽ ấm dần trong những ngày giáp tết. Khí lạnh vẫn gây ảnh hưởng khu vực Nam Trung bộ và vài tỉnh Tây nguyên.
Bộ Y tế cảnh báo, các đối tượng dễ bị nhiễm cúm là trẻ em, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh phổi hay tim mạch.


Tết trên những gánh hàng rong

2011-01-31

Hơn một tháng nay, những tỉnh miền Bắc chìm trong những đợt rét lạnh bất thường và kéo dài liên tục.

Photo: RFA

Gánh trái cây đi bán rong khắp nẻo đường


Việc mưu sinh của những gánh hàng rong từ các tỉnh lân cận về Hà Nội bươn chải trong những ngày tháng cận kề Tết Nguyên Đán càng trở nên vất vả hơn. Vũ Hoàng có bài tìm hiểu về câu chuyện của những người ngoại tỉnh lên thành phố sinh sống và chuẩn bị đón Tết.

Một tuần, bảy ngày dãi nắng dầm mưa

Cuộc sống mưu sinh dãi nắng dầm mưa dường như gặp nhiều khó khăn hơn khi phải đối mặt với thời tiết giá lạnh nơi đất khách. Cùng chung cảnh buôn bán nhỏ, lặt vặt như bao nghề khác trong thành phố, chị Phạm Thị Vui, người gốc Nam Định về Hà Nội sống được hơn 5 năm, gắn bó với nghề buôn bán đồng nát (hay còn gọi là mua bán ve chai). 
Chị Vui cho biết, làm việc liên tục không nghỉ 7 ngày/ tuần trong vòng khoảng 1 tháng vừa xong, chị cũng gom góp được khoảng hơn 1 triệu đồng sau khi trừ đi mọi chi phí ăn ở. Chị dự tính rằng sẽ cố gắng làm đến sát ngày 30 Tết, kiếm được thêm đồng nào hay đồng đó, rồi trên đường về quê mới tranh thủ ghé qua đâu đó mua chút ít đồ Tết cho gia đình. 
Chị chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống xa nhà và những ngày bươn chải trong giá lạnh khi Tết sắp về như sau:
Rất khó khăn và có nhiều điều phức tạp, sống rất là khổ cực, nắng thì nắng quá mà rét thì rét quá, không được điều kiện như ở nhà, nói chung xa nhà thì vẫn khổ hơn. Nhiều lúc thấy rét mướt quá thì cũng muốn về quê, nhưng về quê không có tiền tiêu, cho nên cũng phải bươn chải thôi.
Chị Phạm Thị Vui
Rất khó khăn và có nhiều điều phức tạp, sống rất là khổ cực, nắng thì nắng quá mà rét thì rét quá, không được điều kiện như ở nhà, nói chung xa nhà thì vẫn khổ hơn. Nhiều lúc thấy rét mướt quá thì cũng muốn về quê, nhưng về quê không có tiền tiêu, cho nên cũng phải bươn chải thôi.
Giờ nghỉ ăn trưa của bà bán hàng rong trên vỉa hè đường phố.
Giờ nghỉ ăn trưa của bà bán hàng rong trên vỉa hè đường phố. AFP
Gần Tết làm ăn khó khăn lắm không như những lúc bình thường. Công việc của chúng em kiếm được đồng tiền nhiều lúc Tết cũng khó khăn, không được suôn sẻ lắm, không gặp được nhiều điều may. 
Cũng đã có lúc rét lạnh, công việc đòi hỏi phải đi nhiều từ sáng sớm đến tối mịt, mà tiền kiếm được cũng chẳng đáng là bao so với công sức bỏ ra, khiến chị muốn buông xuôi. Tuy nhiên, về quê thì cũng chẳng có việc gì để làm, thế nên chị phải đành bám trụ ở lại thành phố. 
Cùng cảnh ngộ xa nhà, lên thành phố kiếm sống với chị Vui, là chị Nguyễn Thị Thuấn, người quê Hưng Yên, lên Hà Nội với gánh hàng cam được hơn 2 năm nay. Chị Thuấn cho biết là những ngày giáp Tết này, khác với mấy năm trước, hàng họ bán rất chậm, thậm chí ngày ông Công ông Táo vừa qua, chị bán hàng cũng ế. Chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống thường nhật của mình, chị Thuấn cho biết: 
Bình thường thì 3 rưỡi hoặc 3 giờ đêm, còn ngày tuần thì đi từ 1-2 giờ đêm gì đấy, nếu đắt hàng thì về lúc 11-12 giờ trưa, còn nếu không thì 6-7 giờ tối, chỉ ngủ được khoảng 2-3 tiếng thôi. Trưa thì tranh thủ đi giúp việc cho người ta, rửa bát hoặc lau dọn gì đấy.
Chị Nguyễn Thị Thuấn
Nếu trung bình ngày bình thường, không phải ngày rằm, thì mỗi ngày được 50 -70 ngàn đồng, trừ tiền trọ và ăn uống thì có hôm được, có hôm không. Tết năm nay bán chậm lắm anh ạ, hôm qua là ngày 23, mà bọn em hầu như ai cũng ế, phải mang về. Bình thường thì 3 rưỡi hoặc 3 giờ đêm, còn ngày tuần thì đi từ 1-2 giờ đêm gì đấy, nếu đắt hàng thì về lúc 11-12 giờ trưa, còn nếu không thì 6-7 giờ tối, chỉ ngủ được khoảng 2-3 tiếng thôi. Trưa thì tranh thủ đi giúp việc cho người ta, rửa bát hoặc lau dọn gì đấy. 
Những ngày cận kề Tết, là những lúc người ta tập trung về gia đình, chuẩn bị mua sắm, trang hoàng nhà cửa, nhưng với những người như chị Vui, chị Thuấn thì đôi gánh hàng rong vẫn len lỏi trong phố chợ thị thành đến tận những giờ phút cuối của năm cũ. 
Cuộc sống của những người lao động này dường như chôn chặt vào công việc và công việc, xoay vòng hết việc này đến việc khác, với mong muốn duy nhất là kiếm được thêm chút thu nhập phụ giúp gia đình dịp Tết sắp tới. 
Ngoài những nỗi cơ cực của bản thân công việc, thì những chuyện thường xảy đến với những người thấp cổ bé họng trong xã hội như chị Thuấn là điều không tránh khỏi. 
Nhiều lúc còn bị móc trộm nữa cơ anh ạ, chẳng biết làm thế nào được, chúng em từ ngoại tỉnh lên, mình có mất, người ta chứng kiến thì cũng chẳng có ai bênh, thôi mất thì cũng đành chịu.  
Tâm sự về những ngày giáp Tết này, trong không khí giá rét, chị Thuấn cho chúng tôi biết về những gì mà chị vẫn làm mỗi khi một ngày mới bắt đầu:
Nhiều lúc còn bị móc trộm nữa cơ anh ạ, chẳng biết làm thế nào được, chúng em từ ngoại tỉnh lên, mình có mất, người ta chứng kiến thì cũng chẳng có ai bênh, thôi mất thì cũng đành chịu.
Một gánh hàng rong trên vỉa hè đường Đồng Khởi
Một gánh hàng rong trên vỉa hè đường Đồng Khởi, một con đường sang trọng ở SG. Ảnh chụp tháng 7/2010.
Tầm 3-4 giờ mình dậy, thì cảm giác rét lắm chẳng muốn dậy, gió rét và mưa. Đi đến chợ, mua hàng đã khó lại còn đắt, nhiều lúc vác, ô tô chen nhau, một thùng hàng nhiều khi chen rồi vác đến hơn nửa tiếng vẫn chưa về đến nơi mình gửi. Đi chợ bẩn thỉu rét mướt, lúc nào chân tay cũng ướt át.    

Những đồng tiền chân chính với những ước mơ đơn giản

Chúng tôi cũng được nói chuyện với chị Nguyễn Thi Tuyến, quê ở Bình Đà, tuy không ở trọ tại Hà Nội, nhưng mỗi ngày chị đạp xe tối thiểu gần 30 cây số ra đến Hà Nội rồi lòng vòng đi bán rau dạo trong thành phố. 
Mỗi ngày của chị bắt đầu từ khoảng 2-3 giờ sáng, qua chợ đầu mối mua rau, rồi sau đó tiếp tục đi bán dạo. Lấy công làm lãi, nhiều khi cả ngày chỉ bán được hơn chục ngàn. Chị cho biết:
Cái này ảnh hưởng quá nhiều, nhiều khi rét quá đi chợ quá vất vả lắm, cuộc sống quá khó khăn, nhưng không có việc gì thì phải kiếm thêm thôi. Bây giờ kiếm được nhiều thì tiêu nhiều, kiếm được ít thì phải chấp nhận bon chen, kiếm được nhiều thì ăn thịt, không kiếm được thì ăn muối, ăn rau. Nói chung bước đường cùng, không có gì hơn thì phải chấp nhận.
Nhiều khi rét quá đi chợ quá vất vả lắm, cuộc sống quá khó khăn, nhưng không có việc gì thì phải kiếm thêm thôi. Bây giờ kiếm được nhiều thì tiêu nhiều, kiếm được ít thì phải chấp nhận bon chen, kiếm được nhiều thì ăn thịt, không kiếm được thì ăn muối, ăn rau.
Chị Nguyễn Thi Tuyến
Nhưng có chút ít tiền khoảng hơn một triệu mỗi tháng sau khi trừ đi ăn uống vẫn còn khá hơn nhiều người ở quê chị, chị kể nếu những ai làm công nhân, thì tiền lương hàng tháng tổng cộng cũng chỉ có 6-7 trăm ngàn, mà những người này còn phải chi trả tiền cơm nước tại gia đình. 
Như ở nhà, chúng em chỉ làm được 6-700 ngàn đồng một tháng thôi, ví dụ như đi làm giầy da, đi may hoặc đi thêu, thì trưa phải về nhà ăn. Còn lên đây thì mình được hơn một triệu đã tính tiền ăn trọ rồi. 
Cũng như nhiều mảnh đời của những người lao động ngoại tỉnh dồn về thành phố lớn kiếm sống. Những con người này giống nhau ở một điểm chung, chỉ mong muốn được làm ăn chân chính, tiết kiệm tiền bạc kiếm gửi về quê, phụ giúp gia đình. 
Dù còn nhiều khó khăn vất vả cho bản thân, nhưng khi được hỏi có mong ước gì khi năm mới sắp tới, thì những người phụ nữ ấy đều chỉ có ước mơ thật đơn giản, một tấm áo hay đôi giầy mới cho con, một công việc ổn định hay thật giản dị chỉ là mua may bắn đắt. 
Với chị Thuấn, gia đình có 2 con nhỏ, thì đi làm suốt năm rồi, chỉ mong sao Tết sắp đến cố gắng dành dụm mua thêm cho con đôi giầy mà giờ vẫn chưa đủ tiền mua.
Chị Vui cho biết:
Người buôn gánh bán bưng trong một ngõ hẻm ở Hànội. AFP
Người buôn gánh bán bưng trong một ngõ hẻm ở Hànội. AFP
Lúc nắng lúc mưa ngoài đường, thì cũng mong mình gặp được nhiều may mắn, làm sao có được công việc ổn định để làm. Năm mới thì cũng chỉ mong muốn gia đình vui vẻ, con cái khoẻ mạnh, sang năm mới thì gặp nhiều điều may mắn vậy thôi.
Còn chị Tuyến thì cũng không có ước mơ gì cao sang:
Mong muốn đi chợ làm ăn phát tài, kiếm được nhiều hơn nữa, cũng chẳng mong muốn gì hơn vì mình cũng chẳng nghề nghiệp, nên chỉ mong mua may bán đắt, chẳng mong muốn gì hơn.    
Với chị Thuấn, gia đình có 2 con nhỏ, thì đi làm suốt năm rồi, chỉ mong sao Tết sắp đến cố gắng dành dụm mua thêm cho con đôi giầy mà giờ vẫn chưa đủ tiền mua. 
Chỉ mong muốn Tết này về mua sắm cái gì mới mới cho con cái, một bộ quần áo đang hứa mua, hôm nọ đi làm 3 ngày cũng cố gắng mua được cái áo cho con được 200 ngàn rồi, mong muốn mua thêm cho con đôi giầy nữa nhưng chưa có tiền.
Chỉ mong muốn Tết này về mua sắm cái gì mới mới cho con cái, một bộ quần áo đang hứa mua, hôm nọ đi làm 3 ngày cũng cố gắng mua được cái áo cho con được 200 ngàn rồi, mong muốn mua thêm cho con đôi giầy nữa nhưng chưa có tiền.
Vẫn biết cuộc sống là bon chen, chật vật kiếm được đồng tiền chân chính, nhưng chen giữa tiếng còi xe và ánh sáng đô thị của những người tiêu hàng triệu đồng cho mỗi bữa tiệc tối, hàng chục triệu đồng tiền quà cáp biếu xén cho cấp trên hay sự lãng phí vô tội vạ của một tầng lớp giầu có chỉ biết tiêu xài tiền công. Thì đây đó, những mảnh đời gắn bó với đôi gánh hàng rong, những nặng nợ của người tứ xứ bươn chải nơi đất khách, vẫn miệt mài trong giá rét để tích cóp từng đồng bạc, để  mong có được điều ước là sống thanh thản và một cuộc sống bớt nhọc nhằn hơn. 
Ước gì trong cái Tết này những đôi vai cơ nhỡ khó khăn kia sẽ nhẹ hơn khi vào những giờ cuối của đêm giao thừa, họ về nhà với đôi quang gánh mới, tràn đầy niềm tin vào những bàn tay nhân ái, hào phóng mua giúp cho họ tất cả số hàng hóa ít ỏi còn lại.          

Theo dòng thời sự: