THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 November 2011

Đại biểu quốc hội hay cán bộ nhà nước?


2011-11-18

Thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng ngày 17/11 về chương trình xây dựng luật, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình.

Source blog Nguyễn Xuân Diện

Đại biểu Hoàng Hữu Phước phát biểu trước quốc hội


Trong các ý kiến của nhiều đại biểu nổi bật lên nhất là ý kiến của ông Hoàng Hữu Phước thuộc đơn vị Thành phố HCM phản bác và cho rằng cần loại bỏ luật này ra khỏi chương trình nghị sự quốc hội trong suốt khóa XIII. Mặc Lâm có bài viết sau đây.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước có một bài đọc dài rất tỉ mỉ và lập luận của ông đưa ra chống lại Luật biểu tình gồm có hai điểm chính bao gồm: Biểu tình sẽ làm xã hội rối loạn ảnh hưởng việc kiếm ăn của người dân. Biểu tình chỉ có mục tiêu duy nhất là chống chính phủ. 
Khi diễn giải về việc biểu tình gây rối loạn xã hội ông Phước kể lại điều mà ông chứng kiến nguyên văn như sau: 
"Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây Thành phố Hồ Chí Minh chống đường lưỡi bò tôi đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng nguyền rủa, thóa mạ, văng tục đầy đe dọa những người đang tập hợp mà ta gọi là biểu tình ấy" 

Khinh thường cử tri

Ngay sau nhận xét này, đại biểu Dương Trung Quốc đã đáp lại bằng những lý luận sắc bén. Ông cho rằng nhìn người biểu tình dưới ánh mắt của ông Phước là một sự xúc phạm người dân, xúc phạm đến chính cả những cử tri đã bầu cho ông Phước. Đại biểu Dương Trung Quốc nói: 
-Luật biểu tình là một công cụ để chúng ta điều chỉnh, chúng ta bảo đảm những yếu tố tích cực của nó và chúng ta bảo đảm quyền của người dân, thóa mạ những người biểu tình như thế chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của nhà nước, đó là những người yêu nước, cách biểu thị của họ không thích hợp trong hoàn cảnh này vì chúng ta chưa có luật.
Luật biểu tình là một công cụ để chúng ta điều chỉnh, chúng ta bảo đảm những yếu tố tích cực của nó và chúng ta bảo đảm quyền của người dân, thóa mạ những người biểu tình như thế chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của nhà nước...
ĐB Dương Trung Quốc
Đại biểu Dương Trung Quốc. Source blog nguyenxuandien
Đại biểu Dương Trung Quốc. Source blog nguyenxuandien
Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đương nhiên đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, chúng ta phải có lộ trình thích hợp, thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường trong thế giới hiện nay.

Đại biểu Hoàng Hữu Phước cho rằng người dân không ai muốn có chuyện biểu tình và đối với ông các cuộc biểu tình hồi gần đây tại Việt Nam 
"chỉ là một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm. Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn." 

Dưới cái nhìn của một luật gia

Luật gia Lê Hiếu Đằng nhận xét lập luận này của ông Phước như sau:
-Tôi rất ngạc nhiên và hết sức bất bình trước phát biểu của đại biểu quốc hội Phước, là đại biểu Quốc hội của thành phố Hồ Chí Minh tôi nghĩ ông ta là giám đốc một doanh nghiệp, đi nước ngoài nhiều thì chắc là phải thoáng hơn, phải thấy cái xu thế dân chủ hiện nay là không thể đảo ngược và đó là một xu thế tiến bộ. Qua ý kiến ông ta trong kỳ họp quốc hội này thì kiến thức ông ta rất nông cạn. Đánh giá người dân Việt Nam của ông ta rất tùy tiện. Như đại biểu Dương Trung Quốc nói ông nhân danh gì mà dân Việt Nam không muốn biểu tình? Đây là một phát biểu đi ngược lại trào lưu tiến bộ hiện nay và như vậy có thể nói ông ta không xứng đáng làm một đại biểu quốc hội mà người dân trông cậy hiện nay
Qua ý kiến ông ta trong kỳ họp quốc hội này thì kiến thức ông ta rất nông cạn. Đánh giá người dân Việt Nam của ông ta rất tùy tiện. Như đại biểu Dương Trung Quốc nói ông nhân danh gì mà dân Việt Nam không muốn biểu tình? Đây là một phát biểu đi ngược lại trào lưu tiến bộ hiện nay
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Hẳn nhiên là ông ta có quyền có cái ý kiến của ông ta những ý kiến đó phải phù hợp tình hình và xu thế hiện nay. Nếu ý kiến của ông ta như vậy thì cử tri người ta sẽ xem lại ý kiến của ông ta như thế nào.
Riêng về cần có luật biểu tình hay không thì ngay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cũng thấy nhu cầu cần thiết của luật biểu tình, chỉ có điều giao cho bộ công an thì tôi không tán thành! Bây giờ ông Phước lại đi ngược lại với xu thế này mà ngay người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước thấy cần thiết. 

Đừng lôi dân vào đây(1)

Trước việc ông Hoàng Hữu Phước lấy dân ra để tăng sức mạnh cho lập luận của mình đại biểu Dương Trung Quốc thẳng thừng phản bác:
Biểu tình ôn hòa của người dân ngày 10 tháng 7, 2011 tại Hà Nội. Source anhbasam
Biểu tình ôn hòa của người dân ngày 10 tháng 7, 2011 tại Hà Nội. Source anhbasam
-Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật. 

Những ý kiến của ông Dương Trung Quốc được TS luật Trần Đình Triển chia sẻ:
-Tôi hoàn toàn tán đồng với đại biểu Dương Trung Quốc và cũng không có gì lập luận hơn, cũng không còn gì nói hơn được. Lời phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc hết sức sâu sắc nó vừa mang tính lịch sử vừa mang tính hiện tại và tương lai. Tôi cũng rất đồng tình ý kiến của Thủ tướng. Quốc hội cần phải xây dựng và ban hành ngay luật biểu tình.
Tôi hoàn toàn tán đồng với đại biểu Dương Trung Quốc và cũng không có gì lập luận hơn, cũng không còn gì nói hơn được. Lời phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc hết sức sâu sắc nó vừa mang tính lịch sử vừa mang tính hiện tại và tương lai. 
TS luật Trần Đình Triển

Càng phải có luật

Nhận xét về ý kiến biểu tình làm cho tắt đường, gây khó khăn cho người dân của đại biểu Hoàng Hữu Phước, TS luật Trần Đình Triển cho rằng lại càng phải mau làm Luật biểu tình, ông nói:
-Tôi cho rằng không phải biểu tình mới tắt đường. Ví dụ ngày lễ ngày hội đường lớn đường nhỏ đều tắt thì tại sao không ai nói là do vậy mà tắt đường? Nếu biều tình mà có tổ chức có quy định thì nó ảnh hưởng gì đến tắt đường? Những lập luận của đại biểu Quốc hội đó với tư cách là một luật sư tôi mất hết niềm tin vì trình độ của đại biểu Quốc hội nó chưa ngang tầm với xã hội và chưa thể hiện được lòng mong mỏi của dân và đặc biệt tôi cho là đại biểu đó, ý kiến đó chính là đang phản bác ý kiến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà tôi đã đánh giá rất cao đề nghị của thủ tướng và cần phải sớm ban hành luật biểu tình
Ông Lê Văn Cuông, nguyên đại biểu quốc hội khóa trước đã đưa ra nhận xét về việc cần phải cụ thể hóa Luật biểu tình như sau:
-Vấn đề dân chủ cần phải được cụ thể hóa bằng pháp luật. Cái luật biểu tình là một trong những dự án luật theo tôi là rất cần thiết đối với bất kỳ một quốc gia nào. Biểu tình cũng thế khi người ta bất bình với một vấn đề gì thì người ta thể hiện quan điểm của họ bằng biểu tình để giới cầm quyền biết được
Ông Lê Văn Cuông
-Vấn đề dân chủ cần phải được cụ thể hóa bằng pháp luật. Cái luật biểu tình là một trong những dự án luật theo tôi là rất cần thiết đối với bất kỳ một quốc gia nào. Biểu tình cũng thế khi người ta bất bình với một vấn đề gì thì người ta thể hiện quan điểm của họ bằng biểu tình để giới cầm quyền biết được sự bức xúc hay phẫn nộ của người dân để mà điều chỉnh lại vai trò quản lý của mình.
Tuy nhiên Luật Biểu tình là một trong những dự án luật đối với Việt Nam rất cần thiết nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong các đối tượng xã hội. Có một bộ phận cũng chưa tán thành, họ sợ ảnh hưởng ổn định chính trị cho nên lâu nay cũng có mặc cảm nên chưa ủng hộ dự án luật này.

Luật gia Lê Hiếu Đằng chứng minh việc không có luật cho những yêu cầu chính đáng của người dân sẽ làm cho sự việc tồi tệ thêm ông đưa ra thí dụ:
-Tôi nói ví dụ trường hợp đình công chẳng hạn. Luật lao động quy định quyền đình công của công nhân hiện nay rất không phù hợp dù người ta biết là bất hợp pháp nhưng người ta vẫn đình công.
Ở Bình Chánh đã nổ ra cuộc đình công lớn, gần 30 ngàn công nhân đã đình công thì vấn đề biểu tình cũng vậy. Vừa qua đâu có luật biểu tình nhưng người dân thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn thực hiện cái quyền ghi trong hiến pháp người ta đi biểu tình yêu nước chống Bắc Kinh xâm lược. Tôi cho nhu cầu biểu thị thái độ của công dân qua hình thức biểu tình là nhu cầu có thật và dù anh có luật hay không có luật thì người ta vẫn thực hiện cái quyền của người ta.

Đại biểu quốc hội hay cán bộ nhà nước?

Với ông Hoàng Hữu Phước thì quan điểm của ông là tất cả các cuộc biểu tình đều có mục tiêu chống chính phủ và ông đặt câu hỏi:
"Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ".
Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ
ông Hoàng Hữu Phước
Câu hỏi này mặc nhiên cho thấy vai trò đại biểu quốc hội của ông Hoàng Hữu Phước đã đảo lộn. Từ một người được dân bầu lên để tranh đấu và nói lên quyền lợi của cử tri, ông đã trở thành một viên chức nhà nước với luận cứ hết sức chủ quan và áp đặt. 
Ông Phước không nhìn mặt thứ hai của vấn đề đó là tại sao người dân biểu tình chống chính phủ?
Những sự chống đối rộng lớn qua các cuộc biểu tình của người dân luôn bắt nguồn từ các sai phạm của giới chức cầm quyền khi đã trở nên nghiêm trọng. Người dân không chống đối một nhà nước tốt, và nhất là không dễ bị giật giây nếu nhà nước đó chú tâm đến quyền lợi và đời sống chính trị của họ. Thông qua các cuộc biểu tình, một chính phủ tốt sẽ sửa đổi chính sách hay các sai phạm của mình cho phù hợp với nguyện vọng của người dân, còn ngược lại nếu chính phủ theo quan điểm của ông Phước thì liệu người dân có ngưng không dám đi biểu tình hay không?
Câu trả lời vừa xảy ra sáng ngày 18 tháng 11 chỉ sau khi ông Phước phát biểu một ngày, hơn 500 giáo dân và tu sĩ, linh mục tại Hà Nội và vùng phụ cận đã tập trung biểu tình đòi giải quyết đất của Dòng Chúa Cứu Thế mà giáo xứ Thái Hà được quyền sử dụng nhưng bị nhà nước mượn mà không trả lại. Liệu vấn đề này sẽ được ông Phước đánh giá ra sao khi họ hoàn toàn không muốn chống chính phủ mà chỉ kêu lên những điều mà nhà nước không chú ý, hay chú ý nhưng chưa giải quyết.
Nếu chính quyền Hà Nội cùng quan điểm với đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước thì máu sẽ đổ, nhà tù sẽ chật hơn, và lòng dân sẽ ly tán. Kẻ bị lên án không phải là người đi biểu tình mà chính là những ai cầm giấy kêu gọi, cổ vũ cho các hành động đàn áp chống biểu tình, chống lại quyền của người dân đương nhiên được hiến pháp thừa nhận.
Rất may rằng UBND thành phố Hà nội đã rất tỉnh táo để giải quyết vấn đề và hình ảnh thủ đô chưa bị xấu đi dưới mắt nhìn của quốc tế. Đây chính là nguyên nhân mà Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hối thúc soạn thảo luật biểu tình khi đất nước đang bước vào giai đoạn đối diện với các cường quốc mà lãnh đạo cần phải tự tin không sợ xấu hổ vì không đi ngược lại với giá trị phổ cập mà hiến pháp Việt Nam quy định: Quyền biểu tình.
(1)Dựa theo câu nói nổi tiếng của chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An: đừng lôi đảng vào đây!

Theo dòng thời sự: