THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 October 2011

BỐN MƯƠI TÁM NĂM NGẬM NGÙI

 

Trương Phú Thứ



http://baovecovang.files.wordpress.com/2009/09/ttndd2.jpg?w=468
Nhân dịp lần thứ 48, lễ giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC xin trích đăng lại bài báo do tác giả Trương Phú Thứ viết cách đây tám năm (2003) - để kính nhớ một vị lãnh đạo hết lòng vì dân vì nước và đã oai hùng hiến dâng ngay chính mạng sống mình cho quê hương và dân tộc Việt Nam. 

Bốn mươi năm trước đây, vào khoảng lúc 9 giờ sáng ngày 2/11/1963, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị thảm sát. Cái chết thảm thương của một vị tổng thống đạo đức thánh thiện, hết lòng vì dân vì nước đã chấn động lương tâm nhân loại. Cái chết của một vĩ nhân đã làm sửng sốt những người yêu chuộng tự do, công lý và hòa bình thế giới.
 

Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã oai hùng hy sinh ngay chính cả mạng sống mình vì quyền lợi tổ quốc và danh dự dân tộc. Cuộc đời của một lãnh tụ ngoại hạng đã kết thúc trong đau thương với lòng thương tiếc vô vàn của bao nhiêu người mến yêu và kính phục.

Khắp nơi trên thế giới tự do chỗ nào có người Việt cư trú đều có những buổi lễ tưởng niệm vị anh hùng dân tộc một lòng tận tụy với dân với nước. Vẫn có những người nghĩ rằng vì TT Diệm là tín hữu công giáo nên các nhà thờ công giáo tổ chức cầu nguyện cho linh hồn người đồng đạo. Anh linh TT Diệm đã ở lại với con dân nước Việt và vượt ra ngoài ranh giới tôn giáo và ngay cả thành lũy của chủ nghĩa. Cụ Ưng Thị Mai, một Phật tử đã trên 80 tuổi, hiện sinh sống ở 

http://www.chuacuuthe.com/images/0458.jpg
Đan Mạch, viết: "tôi không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo và tôi cũng không chịu ơn Cụ Ngô Đình Diệm nhưng tôi rất thương Cụ Diệm, vì trong những năm Cụ Diệm cầm quyền, người dân Việt Nam an cư lạc nghiệp. Tôi có lập bàn thờ Cụ Diệm. Tuần rằm mùng một tôi cúng Phật cũng cúng Cụ Diệm." 

Cho đến ngày hôm nay vẫn có nhiều câu hỏi đặt ra về những giây phút cuối cùng của TT Diệm. Tôi đã được hầu chuyện Cụ Cao Xuân Vỹ, vị cựu lãnh tụ Thanh 


Niên Cộng Hòa là người duy nhất đã vào Dinh Gia Long để tìm cách đối phó với bọn phản loạn. Tôi cũng đã nhiều lần được nói chuyện với cựu Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, nguyên tư lệnh phó lữ đoàn phòng vệ phủ tổng thống, người đã một lòng trung hiếu bảo vệ nền cộng hòa đến khi có lệnh buông súng đế tránh đổ máu, vì TT Diệm không muốn nhìn thấy cảnh anh em cùng chiến tuyến quay súng bắn giết lẫn nhau. 

Theo Cụ Cao Xuân Vỹ thì vào buổi chiều tối ngày 1/11/1963, lúc pháo binh sư 

http://baovecovang.files.wordpress.com/2011/05/tt-vn-seal1.gif
đoàn 5 được lệnh của Đại Tá Nguyễn văn Thiệu nã đạn vào thành Cộng Hòa và trụ sở bộ Quốc Phòng gần sát Dinh Gia Long thì chính Cụ Vỹ đã đề nghị TT Diệm nên dịch cư. Cụ Vỹ nhấn mạnh dùng chữ dịch cư là đi đến một chỗ an toàn tránh đạn đại bác và hoàn toàn không có nghĩa là chạy trốn. TT Diệm cương quyết không đi khỏi Dinh Gia Long. Tổng thống xác quyết Ông được dân bầu lên vào chức vụ lãnh đạo quốc gia và dinh Gia Long tượng trưng cho uy quyền quốc gia, với cương vị của một nguyên thủ Ông có nhiệm vụ và bổn phận phải giữ và bảo toàn uy quyền quốc gia trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cụ Vỹ không thuyết phục được TT Diệm nên đi ra ngoài tòa Đô Chánh. Trong lúc ở tòa Đô Chánh, Cụ Vỹ được điện thoại của Ông 

http://luongtamconggiao.files.wordpress.com/2011/09/ngodinhdiem-02.jpg?w=475&h=295
cố vấn Ngô Đình Nhu cho biết TT Diệm đã đổi ý và bằng lòng dịch cư. Chắc chắn TT Diệm đã nghe lời Ông Nhu giải bày hơn thiệt nên mới chấp nhận quyết định lịch sử này. Theo Cụ Vỹ thì Ông Nhu, một chính trị gia uyên bác, lập luận rằng "tất cả những cuộc đảo chánh sau 24 tiếng đồng hồ mà không đạt được mục đích thì tự nó sẽ rối loạn và thất bại. 


http://hon-viet.co.uk/TTNgoDinhDiem_51.jpg
Ngay sau khi được điện thoại của Ông Nhu, Cụ Vỹ vội trở vào Dinh Gia Long để sắp xếp. Tại Dinh Gia Long, Cụ Vỹ điện thoại cho Trung Tá Phước là phó Đô Trưởng Nội An yêu cầu mang một cái xe vào. Chỉ độ mười phút sau, một sĩ quan mặc thưòng phục lái chiếc xe hai ngựa kiểu chở hàng vào sân trước dinh Gia Long. TT Diệm, Ông cố vấn Nhu, sĩ quan tùy viên Đỗ Thọ đã lên chiếc xe này đi khỏi dinh Gia Long. 

Tôi đã đặt câu hỏi với Cụ Vỹ là tại sao lại mang một chiếc xe loại chở hàng, mà người Tàu ở Chợ Lớn thường dùng để chở lông vịt, chạy chậm và rất yếu để đưa đón Tổng Thống như vậy. Cụ Vỹ nói, Trung Tá Phước nghĩ rằng chắc trong Dinh cần một cái xe để di chuyển chứ đâu biết lấy xe để đưa Tổng Thống đi khỏi dinh Gia Long. Khi chiếc xe hai ngựa kiểu chở hàng đến thì Cụ Vỹ lại thấy thích hợp với hoàn cảnh vì không ai có thể tin rằng Tổng Thống ngồi trên chiếc xe tồi tàn đó. Cụ Vỹ cũng cho biết là cùng đi với chiếc xe chở Tổng Thống còn có hai xe cận vệ và một xe truyền tin.
 

http://www.vietnamexodus.info/vne0508/vnenews1/bandocviet/nguyenanquy/Le%20Tuong%20NiemNgo%20Dinh%20Diem%20tai%20Seattle_files/image002.jpg
Câu hỏi thứ hai tôi đặt ra với Cụ Cao Xuân Vỹ lý do gì lại đưa Tổng Thống đến nhà Tổng Bang Trưởng Mã Tuyên? Cụ Vỹ trả lời: nhà ông Mã Tuyên ở trong Chợ Lớn, phố xá chằng chịt rất khó tìm. Hơn nữa người Tàu rất kín đáo và trung tín. Khi tiếng súng của bọn phản loạn vừa nổ tìm đâu cũng không ra một ông 
http://danchuausa.net/images3/71103Diem.jpg
bộ trưởng hay là một người thân cận với Tổng Thống. Cụ Vỹ nói thêm: "mấy tướng mà Ông Cụ coi như người nhà làm phản hết rồi, các ông bộ trưởng trốn như chuột. Vậy thì còn tin được ai nữa!"Cụ Vỹ là người quyết định đưa Tổng Thống đến nhà ông Mã Tuyên ở Chợ Lớn. Cụ Vỹ đã không đi cùng với Tổng Thống đến nhà ông Mã Tuyên nhưng sau đó có đến để chắc chắn mọi việc được xếp đặt như dự liệu, thấy Tổng Thống và Ông Cố Vấn Nhu bình thản ngồi uống nước trà với Tổng Bang Trưởng Mã Tuyên thì Cụ Vỹ yên tâm trở về tòa Đô Chánh. 

http://a367.yahoofs.com/lifestory/D6RkG5CTHh_N128ai1aw69aAscAVzzA-_5/blog/ap_20091221075312293.jpg?lb_____DauMet991
Chuyện xảy ra sau đó thì độc gỉa đều đã biết là sáng ngày 2/11/1963, TT Diệm và Ông cố vấn Nhu rời nhà ông Mã Tuyên đến nhà thờ cha Tam dâng thánh lễ. Hai vị khai sáng và lãnh đạo nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN đã bị Bốn Mươi Năm Ngậm NgùiNguyễn Văn Nhung và Dương Hiếu Nghĩa trói quặt tay ra phía sau rồi thảm sát bằng dao găm và súng trong lòng chiếc xe bọc sắt M113. Nhung đã tự tử hoặc bị thắt cổ chết khi Nguyễn Khánh chỉnh lý vào ngày 30/1/64. Nghĩa hiện đang sống ở vùng Tri-Cities thuộc tiểu bang Washington. 

  

http://www.vietcatholic.net/pics/121284e06d0e259091101LeGioTTDiem.jpg
Cuộc đời của TT Ngô Đình Diêm là một mẫu mực của đức tính liêm khiết, trong 
sạch và khó nghèo bên cạnh những khả năng vượt bậc về hành chánh, chính trị, kinh tế và quân sự. Học giả Vương Hồng Sển trong tác phẩm "Hơn Nửa Đời Hư" đã diễn tả cảnh sống khó nghèo của TT Diệm: "mặc bộ đồ tussor may kiểu áo bốn nút cổ lỗ sĩ, đã trổ vàng vì quá lâu năm, cổ vai đã xùi". Linh mục Đỗ Minh Tâm hiện giúp một xứ đạo Mỹ tại Saint Paul, MN kể lại: "lễ Chúa Giáng sinh năm 1958, TT Diệm dự lễ tại một khu dinh điền ở tỉnh Kiến Hòa. Lễ xong thì TT và tôi ăn cơm nếp với thịt gà còn các binh sĩ ăn thịt con bò thui. TT Diệm cởi giầy ngồi trên cỏ, tôi thấy Ngài mang một đội vớ rách." 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj8VVRP91tkIuSSn6tj4Hs_MT_5Q9DY_tMWB_gp0YXASWtWWpW9w-DQtcEldGRUIGF22NqdV4NhgLhquxNhf53vukDjZmc6G3ZiaB8Snu_-5IJkpDrjYNxGikkRAe55AHNepBGAUP4Pm0g/s400/P1040559donghuongthaphuong.jpg
Tổng thống đã được sự nể trọng của các lãnh tụ trên thế giới không kể lằn ranh quốc cộng và lòng kính mến thương yêu của đồng bào. Trong chuyến công du Hoa Kỳ vào năm 1958, TT Diệm đã được TT Eisenhower ra tận sân bay đón tiếp. Đây là một vinh dự rất hiếm hoi mà một vị quốc khách đến Hoa Kỳ được trọng vọng như vậy. Khi TT Diệm thăm thành phố New York thì dân Mỹ đứng hai bên lề đường vẫy tay chào đón, những người đứng trên lầu cao thả bông hoa giấy ngợp cả phố phường dưới cổng chào 
http://files.myopera.com/nguyenphucbaoan/blog/Co%20Tong%20Thong%20NGO%20DINH%20DIEM.jpg
hình vòng cung mang hàng chữ "Welcome President Ngo Dinh Diem". Khi nghe tin TT Diệm bị thảm sát, trùm CS Mao Trạch Đông đã bày tỏ lòng chân thành ngưỡng mộ và thương tiếc. Đạo đức và uy thế của TT Diệm đã vượt qua ngay cả lằn ranh chủ nghĩa. 
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, người dân miền Nam đã sống trong những điều kiện ổn định. Chính quyền đã tạo những điều kiện thuận lợi cho người dân có cơ hội phát triển trên mọi lãnh vực, tuy nhiên cũng có những hạn chế cần thiết vì đất nước đang phải đối đầu với hiểm họa CS.
 



Ba ngôi mộ của gia đình họ Ngô nằm thẳng hàng. Mộ bà Phạm Thị Thân nằm giữa, mộ hai ông Diệm, Nhu hai bên.

Bà Hoa Vũ ở tiểu bang New Jersey, người đã mang chân dung TT Diệm từ Mỹ về tận Lái Thiêu. Bà Hoa đã đặt bức chân dung trên một TT Diệm chụp hình và sau đó phổ biến tới báo chí hải ngoại. Bà Hoa đã viết thư cho cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ "…em không nhớ rõ là năm nào 1960 hay 1961, lúc đó em đang may ở tiệm Thanh Lịch gần chợ Bàn Cờ thì chợ bị cháy lớn. Vài hôm sau thì Cụ có đi thăm chợ và đồng bào nạn nhân. Cụ đi thẳng đến tiệm Thanh Lịch, lúc đó bà Phạm Bích Thuần là chủ tiệm may quá xúc động vừa khóc vừa nói: kìa, Vua đến nhà mình, cô Hoa bao dạn ra chào Vua đi. Khi tổng thống bước lên thềm nhà thì em ra đứng khoanh tay cúi đầu nói: "con kính chào Tổng Thống." Người hỏi: "cháy có sợ không?" Thưa Tổng Thống con sợ lắm ạ." Người lại hỏi: "may có khá không?" Em trình: "thưa tổng thống, khá lắm." Trong lúc đó thì bà chủ cứ khóc vì qúa xúc động được Vua tới thăm. Cụ nói: "ngoan hỷ." Rồi đi ra hướng đường Bàn Cờ. Ôi! Kể lại một chút kỷ niệm mà lòng em dâng lên một niềm thương nhớ Cụ vô cùng. Thời gian ngắn sau đó em gia nhập Thanh Nữ Cộng Hòa. Năm 1963 có cuộc triển lãm ở tòa Đô Chánh, em được đứng trong đội danh dự và đứng hàng đầu. Khi Tổng Thống xuống xe thì có tiếng hô: chị Hoa làm chuẩn. Nghiêm. Chào. Cụ tiến đến gần em và nói: "Đứng nắng lắm hỉ?" Ôi! Chao ôi! Nhớ thương vô cùng, Cụ ơi! …"
 

Phần mộ của TT Ngô Đình Diệm hiện ở quận Lái Thiêu, bên quốc lộ số 5, lối đi hướng về quận Hóa An (quận Dĩ An cũ). Nơi đây đã và sẽ là một địa điểm lui tới của đồng bào trong nước và những người sống ở nước ngoài. Rải rác từ hai phía từ quân Lái Thiêu đi ra và từ hướng quận Hóa An đi tới đã có những nhóm người sống bằng công việc chỉ dẫn đưa đường cho khách thập phương kính viếng mộ Ông Huynh Đệ chính là phần mộ TT Ngô Đình Diệm và Ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Nhà cầm quyền địa phương biết chuyện nhưng cũng không có hành động hay biện pháp nào ngăn cản vì họ thừa biết rằng những gì đi ngược lại với lòng dân sẽ tự nó gây ra những hậu quả không thể nào lường trước được. Chính tôi đã nghe một cán bộ làm to có đứa con bị bệnh ngặt nghèo đã bế cháu bé đến phần một TT Diệm để xin anh linh người đã chết vì dân vì nước phù hộ.
 

Cựu thẩm phán Nguyễn Kim Khánh, bút hiệu Phan Thiết viết trong "Đất Việt, Người Việt, Đạo Việt": "Trên cõi Hằng Sống, Ngài cũng thấy rõ lòng dân mên mộ Ngài, dân đã đánh giá Ngài qua những lầm than và khốn khổ họ phải chịu kể từ ngày Ngài bị thảm sát." Và tôi xin được viết thêm: "xin Ngài phù hộ cho con dân nước Việt mà Ngài đã một đời tận tụy yêu thương chăm sóc được thực sự sống trong an bình, mọi người yêu thương giúp đỡ bao bọc lẫn nhau để cùng nối tiếp thực hiện ước nguyện của Ngài đến ngày thành công."
 

Trương Phú Thứ
o0o
 

Thắp nhang trước mộ phần Chí Sỹ Ngô Đình Diệm


VĂN TẾ TỔNG THỐNG NGÔ ÐÌNH DIỆM

Than ôi!
Trời hải ngoại mang mang niềm cố quốc
Ba mươi bốn năm lưu lạc chốn quê người
Bởi vận nước gặp hồi vong khuất
Nên nhà tan, dân ly tán muôn nơi...
Hờn giặc Cộng, lòng không nguôi báo phục
Xót đồng bào, chí vẫn mãi sục sôi...
Cuộc đấu tranh cho Tự Do, Hạnh Phúc
Toàn Việt-Nam đang khao khát mong chờ...

Nhớ Người xưa,

Phủ Hải-Lăng, gương phục vụ thanh cần
Tỉnh Quảng-Trị, tình quan-dân cốt nhục
Chốn triều cương, một khẳng khái Thượng-Thư
Lấy hai chữ Trung, Kiên mà báo quốc
Người vì dân, quyết bất phục lệnh Tây
Quan bởi nước, quyết không theo lời Nhật.

Vì dũng trung, nên hoạn lộ gian nan
Bởi yêu Nước, mà tâm thân khắc khoải.
Năm một chín bốn lăm, rời quê hương, long đong nơi hải ngoại
Vì Việt Nam, quyết đấu tranh giành độc lập, tự do
Vì trách nhiệm, Người nhận lời mời giúp nước

Từ cựu hoàng Bảo-Ðại, nguyên thủ Quốc-Gia
Lời Quốc -Trưởng thật thiết tha kêu gọi
"Ông hãy về cứu đất nước buổiờ nguy nan
"Chỉ có ông mới chống nổi lũ vô thần
"Ngăn sóng đỏ, phá tan loài cộng sản!"

Lời đã hứa, khó khăn Người không nản
Chống cả hai: Cộng Sản lẫn Thực Dân!
Song Thất, năm tư (54), Thủ-Tướng đăng quang
Khi dân tộc nhói đau điềm chia cắt,
Hội Nghị Giơ-Ne, Ðiện-Biên-Phủ mất

Thế là xong, đất Việt bị chia đôi
Một cuộc di cư ngót cả triệu người
Từ miền Bắc, tìm tự do, Nam tiến
Bao oan khốc trên con đường vượt biển
Thù Cộng nô không thể đội trời chung...

Ngô-Ðình-Diệm cùng miền Nam xây dựng
Nền Cộng Hòa, dân chủ, một thuở hoàng kim
Cuộc sống yên vui, Khu Trù Mật, Dinh Ðiền
Ấp chiến lược, thành trì ngăn Cộng sản...

Dân miền Nam nhớ ơn Ngô Tổng-Thống
Về chín năm được cuộc sống phồn vinh,
Về chín năm cùng Thế giới vươn mình...
Tên Việt-Nam rạng ngời trên trường Quốc Tế.

Nhưng hỡi ôi!

Thế sự lắm oan tình,
Trường chính trị bỗng đất bằng dậy sóng.
Lũ giặc Cộng bày ra "tuồng giải phóng"
Phá rối miền Nam, giết hại nhân dân
Gây bất an, rối loạn, cuộc đấu tranh
Thế lực tối đen, những bàn tay khuynh loát.

Cuộc đảo chánh Sáu Ba, tháng Mười Một
Người và em trai, đã chết oan khiên
Chính trị miền Nam hỗn loạn triền miên
Phân hóa, rẽ chia, tranh quyền, đoạt vị
Cộng sản nhập vào tuyên truyền lừa mị
Ôi! Thể chế Cộng-Hòa gặp buổi suy vi...

Nội bộ chấp tranh... khi Người đã ra đi
Bao tuyệt vọng cho đến ngày thất trận...

Chúng tôi nay,

Cộng-Ðồng Việt-Nam Bắc Cali
Nhân húy nhật Người - vị Tổng-Thống đầu tiên
Trước bàn thờ nghi ngút trầm hương
Kính dâng một lễ, tỏ lòng tưởng nhớ
Ngô-Ðình-Diệm! Ðức liêm cần sáng tỏ
Ðã vì dân, vì danh dự, phải vong thân...

Hỡi ôi!

Hồn có linh thiêng
Xin chứng giám tấc lòng
Xin phù hộ Việt-Nam, chín mươi triệu dân lành
Và Tổ quốc đang điêu linh, cùng khốn
Sớm giải trừ quân Cộng sản vong nô
Ðang bán nước buôn dân vì đặc quyền tư lợi.
Xin hộ phù cho Người Việt Quốc Gia
Khắp hải ngoại mãi bên lòng tranh đấu.
Nguyện cầu Người yên vui bên Thánh Chúa.

Thượng hưởng,
 

NGUYỄN-CHÂU Phụng Soạn (11-2009)

HỠI ĐỒNG BÀO NƯỚC VIỆT

bui thi xuan 001 585x432 Tây Sơn ngũ phụng thư – Bùi Thị Xuân  (tt)


Giặc phương Bắc đang tràn vào Tổ Quốc,
Bọn tham quan đã bán đứng giang san.
Chúng cúi đầu làm nô lệ ngoại bang,
Ta thà chết chớ không cam sống nhục.
 
Cơn quốc biến sao cam lòng nhẫn nhục?
Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang!
Ông cha ta khí phách ngang tàng,
Ai cũng sống một lần rồi phải chết.
 
Ta hãy sống cuộc đời đáng sống,
Sống phơi gan trải mật với Sơn Hà.
Lấy máu đào tô điểm Quốc Gia,
Dầu có thác hồn thiêng cùng Sông Núi.
 
Hỡi những ai trái tim Hào Kiệt!
Nhà độc tài quyền lực GADDAFI 
Phút chốc thôi giờ đã ra đi.
Bọn Dũng ,Trọng , Sang nào sánh gì?
 
Hãy đứng dậy làm nên lịch sử,
Thét gào lên xua tan quân dữ.
Giặc Bắc phương đã bao lần thảm bại,
Trước tiền nhân lịch sử nước Nam ta.
 
Giặc vào đây phải nếm cảnh can qua,
Quân bán nước phải phanh da đền tội.
Tiếng núi sông ngàn năm Mẹ gọi,
Lấy máu xương quyết báo đền ân.
 
Tiếng hô vang quyết chiến của tiền nhân,
Tiếng Mẹ gọi từ ngàn năm lịch sử.
Mẹ Âu Cơ trước muôn ngàn sóng dữ,
Mẹ máu loang cùng khắp quê hương
Mẹ gọi con hãy dọn một con đường!
 
Con Đường Máu Là Con Đường Cứu Nước!
Mẹ ơi mẹ! Con đường phía trước,
Có đàn con của Mẹ Việt Nam.
Con quyết lòng diệt lũ tham tàn,
Để đời đời Mẹ được sống Vinh Quang.
 
Hỡi Đồng bào nước Việt!
Nước Việt ta không để vào tay giặc,
Chí hiên ngang ta sống chết một đời.
Xác thân rồi sẽ về cùng cát bụi,
Nhưng uy linh tên tuổi để đời sau.
 
Đồng bào ơi! Chung góp máu đào
"Hỡi hào kiệt thời nào cũng có"
Vận nước đang cơn cuồng phong bão gió,
Cỡi phong ba ta giành lại Tự Do.
Đây con đường Dân Tộc được ấm no,
Được ngẩng mặt tự hào cùng thế giới.
Đồng bào ơi ! Con đường ta xốc tới,
Phải trải bằng tâm huyết máu xương.
 
Trải tâm can ta vạch một con đường,
Lybia,Tunisia, Ai Cập cùng Việt Nam ta.
Freedom! Freedom!  Freedom!
 FREEDOM FOR VIETNAM một ngày không xa
 
 Lê Chân
 
TẨY CHAY HÀNG TRUNG CỘNG LÀ YÊU NƯỚC THƯƠNG NÒI!
 
Tàu cộng tung ra thị trường,
Hàng hóa độc hại, rõ phường vô nhân !
 Thức ăn mỗi ngày thấm dần,
     Phá trong cơ thể, suy ngầm kháng sinh.
Đồ dùng gây phản ứng nhanh,
     Ngứa, xưng, đỏ biến thành bệnh ngay.
Tâm ma, phù thủy bàn tay,
     Óc quỷ mong thế giới này đảo điên.
Ai ơi ! Đừng ham rẻ tiền
Nguy hiểm sinh mạng, thuốc tiên khó lành!
Cộng-Đồng tuyên cáo, soạn thành,
    Bán tin quan trọng phát thanh lan truyền.
Nguyệt-San, Tuần-Báo khẩn tin,
      Hàng hóa Tàu cộng gây bao hiểm nghèo!
Tai ương đất VIỆT chúng gieo,
      Lấy người, chiếm đất bao điền ngược ngang.
Chủ nhiều cơ sở chúng làm,
      Nhân công dân VIỆT, đói than thấu Trời!
Khấn xin diệt lũ đười ươi,
     Không còn ách nạn, xây đời hiển vinh
 
Trần-Chinh-Nương

GIẶC ĐÃ ĐẶT KHOAN DẦU VÀO ĐẤT NƯỚC
 
Giặc Tàu đã đặt khoan dầu vào đất nước,
Thách thức dân ta đọ sức với bạo cường.
Ta phải đánh chìm tàu quân cướp nước,
Như tiền nhân Trần Quốc Tuấn ngày xưa.
 
Bạch Đằng Giang từng loang máu quân Tàu,
Gương dũng liệt ngàn năm còn bia đá.
Hãy thét vang hỡi anh hùng hào kiệt,
Kìa non sông Hùng Khí Việt bùng lên.
 
Đốt lên đi ngọn lửa chính tim mình,
Thắp sáng trong lòng hai chữ hy sinh.
Đốt lên đi đuốc nhân quyền công lý,
Thét lên đi cơ hội báo đền ân.
 
Một tấc đất rơi vào tay giặc,
Là chúng ta đắc tội với tiền nhân.
Lấy máu đào rửa nhục núi sông,
Ơn Tổ Quốc đồng bào tình lai láng.
 
Nhưng ta khác hơn Trần Nguyên Hãn,
Gạt thù nhà vì nhục nước xông pha.
Bởi ngày xưa triều đại của vua ta,
Khác cộng sản chính là tay sai của giặc.
 
Sĩ Phu ơi! Có nghe lòng quặn thắt,
Hào kiệt ơi! Nước việt mất thật rồi.
Anh hùng ơi! Tổ quốc tả tơi,
Ta nuốt lệ nhẹ hồn mình bão tố.
 
Đồng bào ơi trước cơn sóng vổ,
Thách thức ta lòng yêu nước không sờn.
Để hợp nhau đoạt thành chí lớn,
Sống một ngày khí tiết để ngàn sau.
 
Lê Chân