THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 October 2011

Khó phân biệt cốm Vòng thật với hàng nhuộm hóa chất cấm

Việc cơ quan chức năng phát hiện 2 mẫu cốm làng Vòng nhuộm hóa chất độc hại khiến người tiêu dùng không khỏi sửng sốt, thất vọng. Bởi lẽ, cái màu xanh tưởng chừng như nguyên thủy của lúa non giờ được biến hóa từ hóa chất...
> Phát hiện cốm nhuộm màu hóa chất độc

Cùng với phở, cốm làng Vòng là món quà quê mang "hồn cốt" văn hóa ẩm thực người Hà Nội. Hiện cả làng Vòng cũng chỉ còn khoảng chục gia đình còn giữ được nghề truyền thống này. Trước đây, người ta thường dùng lá dong riềng, lá lúa non rửa sạch, giã nát, đun sôi, lọc bỏ cặn bã, lấy nước rồi cô lại. Sau đó loại nước cô đặc này được pha với một ít nước sôi để phun lên cho cốm có màu xanh tự nhiên.

Hiện nay vì để cốm có được màu xanh bắt mắt, một số người làng đã chuyển hẳn sang dùng phẩm màu, đỡ tốn công lại giữ được màu xanh. Theo giải thích của một chủ cơ sở thì đây là chất nằm trong danh mục được Bộ Y tế cho phép, rất an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ảnh:
Theo nhiều người bán hàng, cốm mộc có màu nâu, hơi vàng, chứ màu xanh tươi là loại được nhuộm màu. Ảnh: N.P

Kết quả kiểm nghiệm thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Hai mẫu cốm được thanh tra Sở Y tế Hà Nội lấy tại 2 cơ sở sản xuất ở phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy gần đây bị phát hiện nhuộm bằng malachite green, một chất cực kỳ độc hại. Malachite green, còn gọi xanh malachite, là một hóa chất dùng trong công nghiệp để nhuộm các nguyên liệu như da, sợi và giấy. Từ lâu nó đã bị cấm sử dụng và kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng vì nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thậm chí là gây ung thư.

Cũng vì thế, thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã đình chỉ sản xuất của hai cơ sở này; đồng thời yêu cầu y tế các quận, huyện tăng cường việc lấy mẫu, nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm.

Dù thế, không ít người tiêu dùng tỏ ra lo lắng liệu những cơ sở khác có dùng phẩm màu độc hại này không. Khảo sát tại một số nơi bán cốm trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội), chợ Phú Đô (Mễ Trì, Hà Nội) cho thấy giá các loại cốm rất khác nhau. Với loại cốm được giới thiệu là của làng Vòng chính hiệu thì có giá 200.000-250.000 đồng một cân, còn lại cốm nơi khác làm thì có giá rẻ hơn, 150.000-180.000 đồng một cân.

Loại cốm này được giới thiệu là của làng Vòng chính hãng, hoàn toàn không có phẩm màu. Ảnh: N.P.

Bà Cận, một người bán hàng trên đường Xuân Thủy vừa nói vừa chỉ vào mẹt cốm cho biết: "Đây là cốm mộc 100%. Cốm này nhuộm màu thế nào được, màu nó thật thế này. Cốm mà nhuộm phẩm màu thì có màu xanh, đây nó chỉ vàng nâu thế này, không có phẩm màu đâu. Không tin thì bà dẫn hẳn vào nơi sản xuất để xem, đây là nghề gia truyền".

Cũng theo bà, loại cốm có phẩm màu chỉ có giá 14.000-15.000 đồng một lạng (tức 140.000-150.000 đồng một kg) thôi. Giờ không ai mua nên chả ai làm bán nữa.

Trong khi đó, với người tiêu dùng việc phân biệt đâu là cốm không bị nhuộm phẩm màu và cốm thật chỉ bằng mắt thường rất khó. Cũng vì thế dù rất thích cốm, chị Vân (Thái Hà, Hà Nội) cũng quyết định tẩy chay món ăn dân dã này.

"Chỉ cần mua vài lạng cốm trộn với đường, xôi trắng, thậm chí là ăn không cũng thấy ngon, bùi. Thế nhưng từ khi biết cốm làng Vòng bị nhuộm phẩm màu, tôi không dám mua nữa. Mình thấy thất vọng vì Hà Nội đã mất đi một nét đặc trưng văn hóa của mình", chị Vân nói.

Cũng theo chị, cốm có nhuộm phẩm màu độc hại hay không chỉ người bán biết chứ mình ăn thì chịu, chả biết phân biệt thế nào.

Tuy nhiên, có chị em lại chọn cách mua của người quen, dựa vào trực giác, cảm thấy màu nó thật thì mua. Chị Hương (Mễ Trì, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm của bản thân: "Nói chung mua cốm thì cứ chọn loại có màu nhạt, màu thật là được, không quá bắt mắt. Với lại ngâm nước mà nó không phai màu thì là cốm thật. Mình toàn mua về để nấu chè cốm".

Theo tiến sĩ Phan Thanh Tâm, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, có thể dựa vào màu sắc để phân biệt cốm có nhuộm phẩm màu hay không. Cốm nhuộm có màu vàng xanh tươi, màu không thật, còn cốm không nhuộm thì có màu vàng của lá lúa héo, màu xỉn hơn, hơi xám xám, có màu vàng ánh lục.

Còn cách phân biệt ngâm cốm vào nước xem có ra màu hay không, tiến sĩ Tâm cho là không có hiệu quả. Có nhiều loại phẩm màu một khi đã ngấm vào sản phẩm thì rất khó phai màu.

Phương Trang

Khối vữa bê tông nặng hàng tấn rơi trúng nhà dân

Đang ngủ, gia đình ông Thắng (Hà Đông, Hà Nội) giật mình nghe tiếng động lớn, ngay sau đó khối vữa bê tông ào ào đổ xuống nhà. Nam sinh viên đang học bài ở tầng hai bị vữa phủ khắp người, hiện cấp cứu ở Viện quân y 103.

*Ảnh: Hiện trường vụ đổ bê tông vào nhà dân
hiện trường
Khối bê tông rơi xuống khiến mái tầng 2 nhà ông Thắng bị sập. Ảnh: Lê Hiếu.

Sự việc xảy ra lúc 1h sáng 31/10. Mái trần bằng tôn tầng 2 của ngôi nhà số 106E Trần Phú (Hà Đông) bị khối vữa bê tông của khu chung cư đang xây dựng bên cạnh rơi xuống làm sập. Vữa bao phủ sàn nhà tầng 2 dày tới 50 cm và trôi xuống tầng 1 theo lối cầu thang. Giường, quạt và nhiều đồ dùng bị chôn vùi dưới đống xi măng.

Chưa hết bàng hoàng, ông Nguyễn Thanh Thắng, chủ căn nhà số 106E Trần Phú kể lại: "Khi đó cả nhà đang ngủ, bỗng nghe tiếng rầm, mọi người tỉnh giấc. Trên tầng 2 có một cháu sinh viên ĐH Công nghệ Hà Nội đang học, nó chạy không kịp, nên bị phủ bê tông khắp người, hiện tại nằm ở Bệnh viện Quân y 103".

Chung cư đang xây dựng nằm cách nhà ông Thắng chưa đầy một mét là tổ hợp toà nhà cao 27 tầng, do Tổng công ty 36, Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư. Khối bê tông bị rơi từ tầng 10 của công trình.

Vữa bê tông phá hủy mái trần và nhiều vật dụng trong ngôi nhà. Ảnh: Lê Hiếu.

Ngay sau vụ việc, UBND phường Mộ Lao, quận Hà Đông, đã cử cán bộ quản lý trật tự xây dựng xuống để lập biên bản đối với Tổng công ty 36 với nội dung: "Tổ chức xây dựng che chắn không đảm bảo an toàn, để rơi vật liệu, bê tông sang các hộ nhà dân".

Trao đổi với VnEpress.net, ông Trần Kết, Phó tổng giám đốc Tổng công ty 36 khẳng định sự việc xảy ra rạng sáng nay là điều bất khả kháng, nằm ngoài dự tính và kiểm soát. "Nguyên nhân là mưa, nắng nhiều làm các lưới che chắn bị bục nát nên rơi vãi xuống các hộ dân", ông Kết nói và từ chối bình luận về trách nhiệm của công ty.

Đây không phải lần đầu tiên chung cư đang xây dựng này bị rơi bê tông. Cách đây 4 tháng, khối bê tông đã đổ xuống nhà bà Nguyễn Thuý Mùi (số nhà 106 D Trần Phú, Hà Đông). "Nhà tôi bị hư hại toàn bộ phần mái nhà, rất may khi đó không có ai ở trên tầng 2", bà Mùi cho biết thêm.

Lê Hiếu

Interpol cảnh báo về nạn lạm dụng tình dục trực tuyến

Thế giới đang phải đối mặt với các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao và lạm dụng tình dục trực tuyến, Chủ tịch Interpol Khoo Boon Hui cho hay tại buổi họp báo sáng nay.
> Cảnh sát thế giới họp bàn chống tội phạm tại Hà Nội

Theo Chủ tịch Interpol Khoo Boon Hui, những năm qua thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức như cướp biển, ma túy, lạm dụng tình dục trực tuyến, mua bán người, tội phạm công nghệ cao và các loại tội phạm có tổ chức. Vì vậy, cảnh sát các nước không thể hành động đơn lẻ mà cần phải phối hợp, liên kết và có những biện pháp mới để phòng chống tội phạm.

Chủ tịch Interpol Khoo Boon Hui tại buổi họp báo. Ảnh: Tiến Dũng.
Chủ tịch Interpol Khoo Boon Hui tại buổi họp báo. Ảnh: Tiến Dũng.

Trong 4 ngày hội nghị, 630 đại biểu cấp cao của ngành cảnh sát quốc tế sẽ chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách. "Interpol coi an ninh và hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam", Chủ tịch Khoo Boon Hui nhấn mạnh.

Tổng thư ký Hội đồng Interpol Ronald K. Noble cho biết, Interpol sẵn sàng đón quan chức và sĩ quan Việt Nam đến làm việc tại văn phòng ở Pháp hoặc khu phức hợp của tổ chức này đặt tại Singapore sẽ được khánh thành năm 2014.

Trước đó, phát biểu tại phiên khai mạc Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam chịu tác động trực tiếp của tính chất phức tạp về tội phạm từ các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy đã nhận thức rõ việc phòng chống tội phạm xuyên quốc gia cần phải có nỗ lực hợp tác của cộng đồng quốc tế. Những năm qua, Việt Nam đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm với các nước thông qua các khuôn khổ song phương và đa phương, trong đó có sự hợp tác qua Interpol.

Trung tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an cho biết, những năm qua, Interpol Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò và nghĩa vụ của một thành viên tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế. Điều này góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước, cũng như ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Ảnh: Tiến Dũng.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trước hàng trăm quan khách trong và ngoài nước. Ảnh: Tiến Dũng.

Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 với chủ đề: "Kết nối cảnh sát toàn cầu vì một thế giới hòa bình hơn. Tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và đổi mới" có khoảng 1.200 đại biểu tham dự. Các thành viên của tổ chức Interpol sẽ trao đổi cách phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia theo từng chuyên đề. Trong đó, đoàn Việt Nam sẽ có bài tham luận về những kinh nghiệm trong chiến lược phòng chống tội phạm 20 năm qua.

Chiều 1/11 các đại biểu sẽ thảo luận về các hành động đang được thực thi nhằm đấu tranh chống buôn bán trái phép tân dược và các sản phẩm tân dược giả. Sáng 2/11, ông David Higgins, Giám đốc Chương trình Tội phạm môi trường Interpol sẽ cung cấp chi tiết về dự án Predator nhằm bảo vệ số lượng hổ trên thế giới. Trưa 3/11, kỳ họp đại hội đồng Interpol sẽ bế mạc.

Anh Thư - Tiến Dũng

Phát hiện hầm trú ẩn trong khách sạn 5 sao giữa thủ đô

Trong quá trình thi công nền móng cải tạo Bamboo Bar của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội (phố Ngô Quyền), đội thi công đã tình cờ chạm vào mái của một hầm trú ẩn.

Tháng 8 vừa qua, khi đào sâu hơn 2 m vào lòng đất, đội thi công đã khoan phải trần bê tông dày. Từ đây mở ra một hành lang ngập nước, một vài căn phòng và cầu thang dẫn xuống hầm.

Hầm trú ẩn.
Hầm trú ẩn vừa được phát lộ. Ảnh: Metropole.

Tổng giám đốc của khách sạn, ông Kai Speth, đã cho khoan một lỗ rộng trên nóc hầm, phát hiện hầm trú ẩn rộng chừng 40 m2. Tại đây, họ tìm thấy một chai rượu cũ, những chiếc bóng đèn vẫn còn nguyên vẹn, ống dẫn khí, nhiều dấu viết vẽ trên tường.

Ông Kai Speth cho biết, những người làm việc ở khách sạn vẫn biết ở đây có căn hầm trú ẩn từ thời chiến tranh, nằm đâu đó trong vườn, giữa hồ bơi và bar Le Club, nhưng việc xác định vị trí chính xác không hề dễ. Chỉ khi đội thi công cố gắng đóng cọc móng cho Bamboo Bar thì mới tìm ra.

"Trong cuốn lịch sử khách sạn có câu chuyện kể về Joan Baez, một ca sĩ nhạc dân gian người Mỹ từng trú ẩn dưới căn hầm này suốt mùa đông năm 1972. Chúng tôi chưa từng thấy có một khách sạn nào khác ở Việt Nam hay nước ngoài có được một hầm trú ẩn cho khách và nhân viên như thế này", ông Kai Speth cho biết.

Khách sạn Metropole
Khách sạn Metropole thời thuộc địa.

Lãnh đạo khách sạn Metropole chưa quyết định hướng xử lý cụ thể với không gian ngầm này, nhưng cho biết có thể cải tạo thành một bảo tàng giữa lòng khách sạn để giúp nhân viên nhiều thế hệ, những người quan tâm hay khách lưu trú hiểu hơn về một dân tộc Việt Nam anh hùng.

Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội hoạt động từ năm 1901, hiện có 365 phòng. Tòa nhà Metropole Wing của khách sạn có các phòng hạng sang mang tên Charlie Charplin, nhà văn danh tiếng Somerset Maugham và Graham Greene, những người từng dừng chân tại Metropole trong thời thuộc địa Đông Dương.

Khách sạn này từng xuất hiện trên trang bìa Tạp chí Life tháng 4/1967 với hình ảnh nhiều hầm cá nhân sâu tới 1,5 m ngay trên vỉa hè phía ngoài, nay chính là quán cà phê La Terrasse mặt phố Lê Phụng Hiểu.

Đoàn Loan

'TP HCM sẽ lụt như Bangkok nếu phát triển như hiện nay'

So sánh nhiều điểm tương đồng từ trận lụt ở Bangkok, PGS. TS Hồ Long Phi - Phó ban điều phối chương trình chống ngập TP HCM dự đoán, không sớm thì muộn trận "đại hồng thủy" ở Bangkok sẽ tái diễn nếu TP HCM cứ phát triển như hiện nay.
> Toàn cảnh trận lụt lịch sử ở Thái Lan

- Thái Lan đang trải qua trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, ông so sánh gì với tình hình hiện nay ở TP HCM?

- Nếu TP HCM và các khu vực chung quanh cứ tiếp tục phát triển như hiện nay thì sớm muộn gì trận "đại hồng thủy" ở Bangkok sẽ tái diễn ở TP HCM.

Nếu xảy ra những biến cố thời tiết lịch sử tương tự như Bangkok thì mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn có thể sẽ đạt đến 1,7 m hoặc cao hơn. Khoảng 60.000 ha thuộc các khu vực trũng thấp như Củ Chi, Bình Chánh, quận 2, quận 6, quận 7, quận 8, Bình Thạnh, Nhà Bè, Thủ Đức sẽ bị đe dọa. Ngoài ra hệ thống kiểm soát triều của TP HCM chưa được hoàn thiện, dòng chảy sẽ nhanh chóng tràn bờ.

Với các khu vực nội thành, nếu xảy ra các trận mưa lớn có vũ lượng trên 100 mm, trùng với khi mực nước dâng cao thì việc ngập kéo dài trên diện rộng là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, có thể nói địa hình (cao độ, độ dốc) của đa phần khu vực đã phát triển của TP HCM là khá thuận lợi về mặt thoát nước so với Bangkok. Do đó nếu được chuẩn bị ứng phó tốt thì tình hình ngập ở TP HCM khi xảy ra những thiên tai lớn sẽ có thể được giảm nhẹ.

Người dân Thái bám vào dây thừng để chống chọi nước lũ hôm 25/10. Ảnh: nationmultimedia.com.

- Nguyên nhân dẫn đến trận lụt tồi tệ ở Thái Lan là khai thác nước ngầm, xây dựng tràn lan làm Bangkok lún, mưa to kéo dài ở thượng nguồn và nước biển dâng. Vậy nguyên nhân gây ngập ở TP HCM là gì?

- Kết quả nghiên cứu gần đây của một số chuyên gia cho thấy tốc độ lún hàng năm ở thành phố có thể đến 2-3 cm tại một số khu vực. Hiện chưa có nghiên cứu chi tiết nào về cơ chế và nguyên nhân của hiện tượng lún tại TP HCM. Tuy nhiên theo những kết quả nghiên cứu đối với Jakarta, Bangkok, Thượng Hải…, vấn đề khai thác nước ngầm, nhà cao tầng và hiện tượng nền đất yếu đều có thể góp phần vào việc gây ra hiện tượng lún cục bộ và trên diện rộng.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển đô thị không được kiểm soát tốt trong suốt vài thập niên qua đã vượt xa so với tốc độ nâng cấp hệ thống thoát nước. Hệ quả là tình trạng ngập ở TP HCM đã bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Khoảng 10 năm gần đây nỗ lực của thành phố trong việc xóa giảm ngập chỉ là để khắc phục hậu quả của việc thiếu đầu tư đồng bộ cho hệ thống thoát nước. Tình trạng này đang xuất hiện ngày càng trầm trọng ở Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đà Lạt… và hàng chục đô thị lớn trong cả nước không loại trừ vùng ven biển, đồng bằng hay cao nguyên. Bài học của TP HCM đang lặp lại ở các đô thị trên cả nước.

Ngoài ra, mực nước biển dâng cũng khiến tình trạng mực nước sông dâng cao. Tuy nhiên tốc độ dâng của mực nước biển tại Vũng Tàu trong vài thập niên qua chỉ vào khoảng 0,5 cm/năm, bằng khoảng 1/3 tốc độ dâng của mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn. Việc quản lý các hồ chứa trên thượng nguồn chưa được chú trọng đúng mức đến công tác phòng lũ mà chủ yếu vẫn thể hiện mong muốn cực đại hóa lợi nhuận ngành. Cũng như vậy, việc phá hủy diện tích lớn rừng phòng hộ có thể mang lại lợi ích cục bộ cho từng địa phương nhưng lại dẫn đến lũ ngày càng hung hãn.

Từ đó có thể kết luận rằng tình trạng ngập triều gia tăng tại TP HCM là hệ quả tổng hợp của các yếu tố xả lũ từ các hồ chứa thượng nguồn, san lấp lấn chiếm kênh rạch và các khu vực trũng có thể chứa nước.

- Ông đánh giá thế nào về khả năng đối phó, chống ngập của TP HCM?

- Trên thực tế, tình trạng ngập ở khu vực nội thành TP HCM đã bắt đầu giảm dần từ 2007 về số vị trí ngập, số lần ngập cũng như thời gian kéo dài nhờ vào những nỗ lực đầu tư của TP HCM trong suốt thập niên vừa qua. Số vị trí ngập hiện tại, kể cả phát sinh mới chỉ vào khoảng 40, tức là đã giảm được hơn 50%. Sau khi các dự án ODA hoàn tất (dự kiến trong khoảng 2012-2013) thì có thể làm thay đổi đáng kể tình trạng ngập trong khu vực nội thành.

Tuy nhiên tình trạng xuất hiện những vị trí ngập mới lại bắt đầu diễn ra ở các khu vực mới phát triển chung quanh thành phố. Đây mới là điều đáng ngại. Nếu chúng ta không tiếp tục đầu tư thích đáng cho công tác xóa giảm ngập thì khoảng chừng một thập niên nữa tình trạng "100 điểm ngập" có thể lại tái diễn.

Việc xả lũ với lưu lượng lớn từ các hồ chứa thượng nguồn chắc chắn có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với TP HCM. Nếu xảy ra những trận bão lớn vào cuối mùa mưa trên lưu vực thì sẽ cực kỳ nguy hiểm vì khi đó các hồ hầu như đã tích đầy nước và không còn khả năng cắt lũ. Tôi cho rằng TP HCM nên sớm có kiến nghị với trung ương để khẳng định lại vai trò cắt lũ của các hồ chứa gần với TP HCM như Trị An, Dầu Tiếng, Phước Hòa.

- TP HCM rút ra những bài học gì sau trận lụt lịch sử ở Bangkok?

- Chúng ta có 5 bài học kinh nghiệm có thể rút ra. Thứ nhất là vai trò điều tiết lũ của các hồ chứa thượng nguồn. Khi xảy ra mưa lớn trên toàn khu vực, các hồ chứa ở thượng nguồn Bangkok đều hầu như đã đầy nước và không còn khả năng cắt lũ. Việc tiến hành xả lũ lại khá chậm chạp và thiếu kiên quyết, vừa xả vừa tiếc, với hy vọng mưa sẽ dứt.

Bài học thứ hai về việc tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống đê bao cộng với hàng trăm trạm bơm chung quanh Bangkok trị giá hàng tỷ USD. Tất cả các công trình đều có năng lực thiết kế của nó. Các thông số thiết kế đều chỉ dựa vào số liệu quá khứ và dự đoán cho tương lai. Tuy nhiên đối với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ nét thì việc dựa vào các giải pháp truyền thống sẽ dẫn đến những nguy cơ rất cao.

Tiếp đó là bài học về việc thiếu hệ thống điều tiết tại chỗ và phân lũ cho khu vực thượng nguồn. Khi các khu vực nằm ở thượng nguồn Bangkok đều đã được đô thị hóa, các diện tích trữ nước trước đây dần biến mất.

Tiếp nữa là việc "bỏ tất cả trứng vào trong một giỏ". Một hệ thống đê bao có quy mô lớn, chỉ cần một chỗ bị hỏng là toàn bộ khu vực bên trong sẽ bị đe dọa.

Cuối cùng là bài học về việc đối kháng trực tiếp đối với thiên nhiên. Trong các quy hoạch phát triển không gian đô thị hiện nay của chúng ta, không gian cần thiết dành cho nước lại ít được quan tâm, mà chủ yếu dựa vào lòng "hảo tâm" của các nhà đầu tư phát triển địa ốc.

Người dân TP HCM phải sống trong biển nước mỗi khi có mưa lớn, triều cường. Ảnh: Hữu Công.
Người dân TP HCM phải sống trong biển nước mỗi khi có mưa lớn, triều cường. Ảnh: Hữu Công.

Từ đó, theo tôi, chúng ta nhất thiết phải rà soát lại các quy hoạch chống ngập cho thành phố toàn diện và bổ sung các biện pháp giảm nhẹ, thích nghi chứ không nên tin tưởng tuyệt đối vào các giải pháp công trình.

Quan điểm hiện đại về phòng chống thiên tai cho rằng, giảm nhẹ thiệt hại khi xảy ra ngập lụt là điều quan trọng không kém việc đầu tư cho công trình chống ngập. Một hệ thống cảnh báo sớm, một cơ chế điều hành hiệu quả và có đủ thẩm quyền cùng chiến lược ứng phó đúng đắn là những điều mà chúng ta đang cần.

Sau 3 tháng chìm trong cơn lũ lịch sử, Thái Lan đã phải chịu hậu quả nặng nề và mọi con số thống kê chỉ là ước tính ban đầu. Thủ tướng Yingluck hôm 17/10 cho biết quá trình tái thiết sau lũ lụt có thể tiêu tốn của Thái Lan khoảng 3,3 tỷ USD, trong khi ước tính thiệt hại kinh tế bước đầu vào khoảng 4,9 tỷ USD, tương đương với khoảng 1,3 tới 1,5% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm.

Ít nhất 381 người đã thiệt mạng trong cơn "đại hồng thủy", trong khi đời sống của khoảng 2,3 triệu người bị ảnh hưởng vì lũ lụt. Khoảng 113.000 người dân hiện phải sống trong 1.700 khu sơ tán được lập nên khắp Thái Lan. Trận lũ lịch sử gây ảnh hưởng trực tiếp tới một phần ba số tỉnh và ba phần tư diện tích Thái Lan, trong đó có 300.000 ha đất nông nghiệp.

Tá Lâm thực hiện

Sóng ngầm bán tháo địa ốc

Trước khi Công ty Địa ốc Dầu khí công bố bán lỗ dự án, nhiều đơn vị bất động sản khác cũng phải đại hạ giá hoặc chào những điều kiện ưu đãi khó tin cho khách hàng, nhằm giải quyết khó khăn về vốn.
>Dự án thứ hai phải bán tháo / Địa ốc Dầu khí bán tháo dự án vì nợ ngân hàng / Doanh nghiệp địa ốc lỗ hàng loạt

Công bố chấp nhận chịu lỗ 70 tỷ đồng để bán tháo 85 căn hộ của dự án Petro Vietnam Landmark, Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí (PVL) khiến dư luận xôn xao. Mua với giá 21,36 triệu đồng mỗi m2, doanh nghiệp phải "đại hạ giá" còn thấp nhất 15,5 triệu đồng mỗi m2 do áp lực trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, vụ bán tháo dự án Petro Vietnam Landmark chỉ là phần nổi mà tất cả các nhà đầu tư đều nhìn thấy rõ ràng về làn sóng bán tháo dự án bất động sản.

Chiều 31/10, Công ty Sài Gòn Mekong cũng gây sốc khi xác nhận giảm giá 500 căn hộ dự án An Tiến tại xã Phước Kiểng, Nhà Bè, TP HCM từ 18 triệu đồng mỗi m2 xuống còn 14,5 triệu

Trước đó, đầu tháng 10, Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương tung một chiêu khác mà bản chất cũng là đại hạ giá. Theo đó, từ 5/10 đến 5/11, khách hàng mua căn hộ cao cấp StarCity Lê Văn Lương và trả tiền trước so với tiến độ sẽ được hưởng mức lãi suất lên tới 22% một năm cho số tiền đóng trước cho đến khi bàn giao nhà (dự kiến tháng 9/2013).

Công ty CEO Group tặng 10 xe Toyota Corolla Altis 1.8 MT trị giá hơn 700 triệu đồng cho 10 khách hàng ký hợp đồng mua nhà vườn hoặc biệt thự tại Dự án Sunny Garden City (Quốc Oai, Hà Nội) đầu tiên, trong thời gian từ 20/10 đến 30/11... Trước đó, khách hàng mua bất động sản ở Hà Nội có "nằm mơ" cũng không thể có được những ưu đãi kiểu này.

Tại TP HCM, tình trạng giảm giá bán mạnh cũng xuất hiện. Một dự án căn hộ tại Thủ Đức bán năm 2010 giá 17 triệu đồng mỗi m2. Đầu quý II năm nay, chủ đầu tư rao bán dự án với giá 13-14 triệu đồng mỗi m2 kèm theo nhiều ưu đãi về tiến độ thanh toán nhưng vẫn khó khăn.

Ảnh: Hoàng Lan
Hiện tượng giảm giá căn hộ khiến người mua trước bị lỗ so với người mua sau là con dao hai lưỡi. Ảnh minh họa: Hoàng Lan.

Bên cạnh các công ty bất động sản lớn, những nhà đầu tư nhỏ cũng giảm giá các sản phẩm mình đang sở hữu để bán cho nhanh nhưng vẫn khó. Chị Kim Phượng, một nhà đầu tư ở khu vực Hà Đông (Hà Nội) cho hay, chị mua hơn 100 m2 đất thổ cư và 2 căn hộ chung cư ở khu vực phía Tây với giá hàng tỷ đồng. Tại thời điểm chị mua, chủ đầu tư chiết khấu 4% cho mỗi căn hộ, đến nay, chị giảm từ 6% đến 10% nhưng vẫn chưa có khách hỏi mua.

Giám đốc một sàn giao dịch địa ốc ở khu vực Lê Văn Lương (Hà Nội) chia sẻ, trong hơn một tháng đổ lại đây, nhiều nhà đầu tư ký gửi căn hộ, đất nền và sẵn sàng chấp nhận hạ giá bán, song vẫn không có người hỏi mua. "Thậm chí có những trường hợp sẵn sàng giảm tiền chênh 300-500 triệu đồng mỗi lô đất cũng không thu hút được khách", vị giám đốc này nói.

Bình luận về ảnh hưởng của việc căn hộ PV Landmark bị bán tháo, Tổng giám đốc công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn - Đoàn Chí Thanh dự báo đây có thể là cú sốc đầu tiên của thị trường địa ốc trong quý IV. Trước tiên, hiện tượng này sẽ khiến cho các dự án trong khu vực quận 2 bị ảnh hưởng không nhỏ. Kế đến, hàng loạt dự án khác ở những quận xa hơn như Thủ Đức, quận 9 ở cùng phân khúc dự án PV Landmark cũng chịu sức ép về cạnh tranh giá bán. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, việc giảm giá căn hộ PV Landmark không hẳn mang đến lợi ích cho người có nhu cầu thật sự về nhà ở.

Ông Thanh phân tích: "Theo tôi được biết việc hạ giá này chỉ áp dụng cho những trường hợp mua sỉ, thanh toán 90-95% giá trị hợp đồng, không áp dụng cho khách hàng mua lẻ. Vì vậy, thực chất người có nhu cầu thật sự khó có thể mua hàng".

Ông Thanh cho biết thêm, trong quý II, sàn địa ốc của ông cũng dự định liên kết bán 60 căn hộ PV Landmark với giá 19-20 triệu đồng mỗi m2 nhưng do thị trường xấu đã hoãn lại. Nay dự án lại tiếp tục giảm giá thêm, nhiều khả năng các nhà đầu tư sẽ phản ứng tiêu cực. "Nhẹ thì khách hàng chỉ phàn nàn, nặng thì có khả năng họ đòi trả lại căn hộ vì sản phẩm bị rớt giá quá nhiều".

Tổng giám đốc Công ty địa ốc Techcomreal Nguyễn Xuân Lộc nhận định, hiện tượng giảm giá căn hộ khiến người mua trước bị lỗ so với người mua sau và nguy cơ trở thành con dao hai lưỡi.

Theo ông Lộc, nếu người mua sau tiếp cận được hàng hóa chất lượng với giá rẻ và dòng sản phẩm này được thị trường chấp nhận thì đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nếu hàng rẻ chất lượng cao thì chủ đầu tư khó có thể có lãi, hoặc phải chấp nhận thua lỗ, dẫn đến thương hiệu của sản phẩm cũng bị sụt giảm theo. "Trong ngắn hạn, người cần nhà sẵn sàng mua rẻ, chủ đầu tư cắt lỗ sẵn sàng bán rẻ nhưng về dài hạn, không ai muốn sở hữu một tài sản mà giá trị của nó luôn bị giảm theo thời gian".

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc tập đoàn Cen Group, cho rằng, trong bối cảnh thị trường ảm đạm, nhà đầu tư buộc phải tìm mọi cách để bán tháo nhà đất nhằm thu tiền về. Các dự án cũ đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các dự án mới. Cụ thể, ở khu đô thị mới Yên Hòa (Hà Nội), nhiều dự án trước đó bán ra với giá 34-35 triệu đồng mỗi m2, song nay, nhiều dự án mới được chủ đầu tư chào bán với giá 28-29 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với công trình cũ.

Chuyên gia này giải thích, việc trực tiếp giảm giá trên sản phẩm sẽ giúp người bán dễ dàng đẩy sản phẩm đi nhưng lại dễ ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư đã mua sản phẩm trước đó. Các hình thức khuyến mãi, hỗ trợ lãi suất, giãn tiến độ, chiết khấu là chiến thuật thông minh không làm thay đổi giá niêm yết và vẫn thực hiện được mục tiêu kích cầu.

Thực chất, theo ông Hưng, trong bối cảnh không bán được hàng, khó tiếp cận vốn vay, nhiều doanh nghiệp đang khó khăn về vốn nên buộc phải tìm mọi chiến thuận để đẩy hàng. "Chủ đầu tư càng chạy nhanh trong cuộc đua bán tháo sẽ càng về đích sớm. Cắt lỗ là giải pháp an toàn nhất trong điều kiện địa ốc đang ảm đạm như hiện nay", ông Hưng nói.

Hoàng Lan - Vũ Lê

Lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long đã gây tử vong cho 58 người

Lũ lụt tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tính đến nay đã gây tử vong cho ít nhất 58 người, thiệt hại vật chất ước tính trên 71 triệu đô la.
Số liệu này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phổ biến hôm nay và cho biết thêm có hơn 930 km đường hộ bị hư hại, 823 cây cầu bị phá hủy, trên 1500 km bờ đê và hệ thống thủy lợi bị vỡ.
Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một trong những địa phương gánh chịu nhiều thiệt hại nhất với trên năm ngàn căn nhà, hàng trăm héc ta ruộng vườn và ao cá bị ngập nước, hằng trăm km đê bị phá vỡ.
Tại hai tỉnh Đồng Tháp và Long Xuyên, mực nước tuy có rút xuống thấp vài cm mỗi ngày, nhưng vẫn còn cao ở mức báo động cấp ba trong những ngày tới.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved

Petro Vietnam mua phần hùn của công ty dầu khí ConocoPhillips

Tổng công ty dầu khí quốc doanh Petrovietnam mới bỏ thầu mua lại phần hùn của công ty Mỹ ConocoPhillips trong dự án khai thác dầu tại Biển Đông, với giá bỏ thầu là một tỷ 500 trăm triệu đô la.
Một viên chức cao cấp của PetroVietnam cho biết như vừa nêu và được hãng thông tấn Reuter loan đi hôm nay.
Công ty ConocoPhillips hùn  23,25%  số vốn trong dự án khai thác bốn mỏ dầu và dầu khí tại lô 15-1.
Trong dự án khai thác lô 15-1 này, Petrovietnam góp 50% vốn, công ty KNOC của Nam Hàn có 14,2% , công ty SK cũng của Nam Hàn có 9% và công ty Monaco Geopetrol góp 3,5% vốn đầu tư.
Vào tháng 7 vừa qua, tập đoàn dầu khí Petrovietnam cho biết sẽ có thể mua lại cổ phần của Công ty ConocoPhillips để bảo vệ chủ quyền của Hà Nội tại vùng Biển Đông. ConocoPhillips cũng dự tính nhượng lại phần hùn. Lý do rút lui được nói có thể là một phần công tác tái cấu trúc công ty.

Trung Quốc cảnh báo các Cty ngoại quốc thăm dò dầu khí tại Biển Đông

Trung Quốc hôm nay lên tiếng cảnh báo các công ty ngoại quốc tiến hành thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp Biển Đông.
Cảnh báo này được đưa ra sau khi công ty Exxon Mobil của Hoa Kỳ cho biết phát hiện được khí hydrocarbon tại một khu vực ngoài khơi Đà  Nẵng, thuộc miền Trung Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định trong cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh rằng,  Hoa Lục có hoàn toàn chủ quyền tại khu vực Trường Sa và phụ cận.
Ông không nêu rõ tên của công ty dầu khí nhưng yêu cầu cơ sở này không được can dự vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đang có tranh chấp.
Công ty Exxon Mobil của Mỹ được Việt Nam cấp phép thăm dò tại các lô mang số 117, 118, 119, ngòai khơi Đà Nẵng, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên khu vực này cũng được các nước khác trong đó có Trung quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan tuyên bố chủ quyền thuộc về họ.
Tuần trước, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Bắc Kinh cảnh báo các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông rằng, hãy chuẩn bị tinh thần nghe tiếng đại bác nổ.

Đại hội cảnh sát quốc tế "Interpol" họp tại Hà Nội

Phiên họp lần thứ 80 đại hội đồng Interpol tức Cơ quan Hình cảnh Quốc tế khai mạc sáng nay tại Hà Nội với sự tham gia của trên 1200 viên chức cảnh sát đến từ 188 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chủ đề chính của khóa họp kỳ này là "Kết nối cảnh sát tòan cầu vì một thế giới hòa bình, tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng năng lực và đổi mới."
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức đại hội đồng Interpol, diễn ra từ hôm nay đến ngày 4 tháng 11, 2011.
Trong thời gian làm việc, đại hội đồng Interpol sẽ đánh giá và triển khai các công tác và chiến dịch phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, như mua bán ma túy, mua bán người, chống khủng bố quốc tế, lừa đảo, rửa tiền, tội phạm công nghệ cao.
Việt Nam gia nhập Interpol từ 20 năm qua.

Chuyến viếng thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

2011-10-31
Ngày 30/10-2/11/2011, TT Nguyễn Tấn Dũng cùng phái đoàn nhiều doanh nhân và các bộ trưởng viếng thăm Nhật Bản, đây là chuyến viếng thăm Nhật lần thứ 3 trong cương vị Thủ tướng.

AFP

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Nhật Bản, Yoshihiko Noda ngày 31 tháng 10, 2011

Thông tín viên Đỗ Thông Minh của đài chúng tôi từ Tokyo Nhật Bản có cuộc trao đổi về những ký kết mà Việt Nam đạt được trong chuyến đi này.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế

Xin chào anh Đỗ Thông Minh, được biết phái đoàn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Nhật, xin anh cho biết việc đón tiếp xảy ra như thế nào?
Đỗ Thông Minh:-Đón phái đoàn tại sân bay, về phía Nhật Bản có Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại giao Nakano, Cục Trưởng Cục Châu Á - Châu Đại Dương, Bộ Ngoại giao Umeda, Đại Sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki… Về phía Việt Nam có Đại Sứ VN tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình; cán bộ, nhân viên Tòa đại sứ VN và một số người Việt tại Nhật Bản.
Nội dung bàn thảo nhằm đưa ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA, du lịch, văn hóa, giáo dục.
-Hoạt động đầu tiên của phái đoàn là gì thưa anh?
Đỗ Thông Minh:-Trong ngày đầu tiên, phái đoàn đã tới thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Tòa đại sứ VN và một số người Việt tại Nhật Bản. Dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Bằng Tưởng Lục cho ĐS Nguyễn Phú Bình vì có công trong việc nhanh chóng di tản 82 sinh viên và Việt kiều từ khu vực động đất về Tokyo và sau đó về VN (Sau vụ động đất, tổng cộng có khoảng 2.000-3.000 người Việt đã tạm thời dời Nhật Bản về Việt Nam...).
-Theo lịch trình chính thức thì Thủ tướng sẽ gặp gỡ những ai về phía Nhật Bản trong chuyến đi này thưa anh?
Đỗ Thông Minh:-Ngày 31/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bàn thảo với người đồng nhiệm là Thủ tướng Yoshihiko Noda, song song đó yết kiến Thiên Hoàng Heisei. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gặp gỡ Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Nhật Bản Kazuo Shii, tiếp Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế, Bộ Trưởng Thương Mại và Công Nghiệp Nhật Bản và một số doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Nội dung bàn thảo nhằm đưa ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA, du lịch, văn hóa, giáo dục.
Có 4 dự án chiến lược lớn đang triển khai sẽ được nhắc đến trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Nhật Bản, đó là khu công nghệ cao Hòa Lạc, sân bay quốc tế Long Thành, đặc biệt tiếp tục vấn đề mua 2 lò nguyên tử / hạch nhân của Nhật cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, Nhật Bản hợp tác khai thác đất hiềm tại VN
Ngày 25/12/2008, hai nước đã ký kết Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư, du lịch và nhiều lĩnh vực khác. Kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Nhật Bản tăng 24% trong năm 2010, lên mức 16 tỷ đô-la Mỹ (đối tác thương mại lớn thứ 3).
Có 4 dự án chiến lược lớn đang triển khai sẽ được nhắc đến trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Nhật Bản, đó là khu công nghệ cao Hòa Lạc, sân bay quốc tế Long Thành, đặc biệt tiếp tục vấn đề mua 2 lò nguyên tử / hạch nhân của Nhật

Mua 2 nhà máy điện hạt nhân của Nhật

-Xem ra việc mua nhà máy điện hạt nhân của Nhật là mục tiêu chính của chuyến đi này, anh có thông tin gì thêm về vấn đề này hay không?
Đỗ Thông Minh:-Trong chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lẽ vần đề quan trọng nhất được nêu lên đó là vần đề Việt Nam sẽ mua hai lò nguyên tử của Nhật. Ngoài vấn đề tài chánh sẽ vay của Nhật Bản còn vần đề kỹ thuật mà nhật vừa mới trải qua trận động đất sóng thần cũng như phóng xạ làm cho nhiều đối tác của Nhật Bản khựng lại trong khi phía Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định với báo Yomarin đã được đăng vào ngày hôm nay là Việt Nam tiếp tục tiên hành việc mua hai lò nguyên tử của Nhật.
Việt Nam có mục tiêu là tới năm 2020 chạy nhà máy nguyên tử đầu tiên và cho tới năm 2030 thì sẽ có từ 16 tới 20 lò nguyên tử. đây là vần đề cấp thiết giải quyết điện cho Việt Nam nhưng cũng đặt ra cho Việt Nam những khó khăn tài chánh cũng như kỹ thuật vận hành và xử lý nhà máy khi có sự cố thì Việt Nam sẽ không đủ nhân viên, phương tiện và tài chánh để giải quyết.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính và bị động đất, Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục viện trợ ODA dành cho VN như hứa hẹn là 1,7 tỷ đô-la Mỹ, tập trung vào cơ sở hạ tầng, đối phó biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo…
-Dư luận Việt Nam rất chú trọng đến những viện trợ ODA của Nhật và lo ngại rằng do gặp nhiều khó khăn vừa qua có thể các dự án ODA từ chính phủ Nhật sẽ bị hủy bỏ hay ít ra là cũng trì hoãn lại. Trong chuyến đi này có thỏa thuận gì của chính phủ Nhật trong vấn đề này hay không?
Đỗ Thông Minh:-Mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính và bị động đất, Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục viện trợ ODA dành cho VN như hứa hẹn là 1,7 tỷ đô-la Mỹ, tập trung vào cơ sở hạ tầng, đối phó biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo… Nhật Bản là đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của VN, là quốc gia cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, vốn FDI đăng ký đứng thứ 4, nhưng đứng đầu về vốn giải ngân.
-Chúng tôi cũng được biết vừa qua có một phái đoàn của tỉnh Bà Rịa cũng đã đến Nhật anh có hay biết gì về chuyến đi này hay không?
Đỗ Thông Minh:-Ngày 22/10/2011, phái đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 25 người do Phó Chủ Tịch Tỉnh là ông Hồ Văn Niên hướng dẫn đã viếng thăm Tokyo, Osaka... kêu gọi đầu tư. Năm 1994, liên doanh giữa các đối tác Nhật Bản: Tập Đoàn Thép Kyoei tại Osaka, Mitsui và Itochu với Tổng Công ty Thép Việt Nam đã đầu tư 69 triệu đô-la Mỹ, thành lập Vina Kyoei tại Vũng Tà và đi vào sản suất từ năm 1996, với công suất thiết kế 300.000 tấn/1 năm. Ngày 26/10/2011, Vina Kyoei vửa được phép mở rộng đầu tư đợt 2 thêm 270 triệu đô-la Mỹ.
-Xin cám ơn anh Đỗ Thông Minh.
 

Việt Nam và bài học lũ lụt từ Thái Lan

2011-10-31
Trận lụt nặng nề của Thái Lan có thể giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm quý giá trong nỗ lực chống lũ của mình vì hai nước có nhiều điểm giống nhau trong cấu tạo địa hình và thổ nhưỡng cũng như cùng chia sẻ những nguy cơ từ biến đổi khí hậu, môi trường và lượng nước mưa hàng năm

RFA

Cảnh ngập lụt ở Phường 15 Quận 8 TP. HCM.

Bài học đắt giá cho Thái Lan

Các chuyên gia Thái Lan trong khi tìm phương án đối phó với trận lũ đã nhìn nhận rằng hai yếu tố chính khiến cơn lũ trở thành bất trị, đó là không tiên liệu được lượng nước mưa bất thường trong năm nay đã dẫn tới việc tỷ trọng nước đổ xuống các con sông tăng gấp nhiều lần so với các năm.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ nói rằng Thái Lan không trang bị các thiết bị dự đoán lượng mưa đặc biệt lớn trong năm nay là nguyên nhân chính dẫn đến những ứng phó sai lầm làm trận lũ thêm tồi tệ.
yếu tố chính khiến cơn lũ trở thành bất trị, đó là không tiên liệu được lượng nước mưa bất thường trong năm nay đã dẫn tới việc tỷ trọng nước đổ xuống các con sông tăng gấp nhiều lần so với các năm.
Điểm thứ hai là Thái Lan chưa tính được việc xả nước một cách thích hợp tại các nhà máy thủy điện đầu nguồn đã giúp nước có cơ hội tràn xuống vùng trũng mạnh bạo hơn.
Thái Lan với hơn 300 đập nước được xây dựng nhằm chứa nước trong mùa mưa và tưới tiêu cho các cánh đồng lúa vào mùa hè để chống hạn hán đã là con dao hai lưỡi gây tác hại nghiêm trọng khi nước trong các hồ chứa này quá tải do mưa kéo dài nhiều ngày. Lượng nước này cộng với hệ thống xả nước của hai đập Bhumibol và Sirikit giúp cho nước vượt ngoài vòng kiểm soát và tràn xuống vùng đồng bằng sông Chao Phraya.
Dòng nước lũ tiếp tục tràn về hướng Bangkok, Thái Lan. AFP
Dòng nước lũ tiếp tục tràn về trung tâm Bangkok, Thái Lan. AFP
Do vị trí địa hình trũng với độ cao trung bình chỉ 2 mét so với mực nước biển nên hầu hết đồng bằng Chao Phraya với diện tích hơn 170 ngàn cây số vuông dễ làm mồi cho các trận lũ khi số lượng nước từ miền Bắc tràn về vượt tầm kiểm soát như thời gian vừa qua.
Thái Lan với hơn 300 đập nước được xây dựng nhằm chứa nước trong mùa mưa và tưới tiêu cho các cánh đồng lúa vào mùa hè để chống hạn hán đã là con dao hai lưỡi gây tác hại nghiêm trọng khi nước trong các hồ chứa này quá tải do mưa kéo dài nhiều ngày.
Bài học quý giá cho Việt Nam từ trận lụt của Thái Lan có thể mang làm kinh nghiệm trong công tác quy hoạch các dự án chống triều cường kết hợp với lũ, bao gồm khoanh vùng đất trũng, chú ý các thao tác đóng hay xả nước tại các công trình thủy điện lớn đầu nguồn nhằm điều tiết dòng nước. Theo dõi các thông tin về lượng mưa có thể làm tăng khối lượng nước một cách bất ngờ tạo ra những cơn lũ tàn khốc như đang xảy ra tại Thái Lan trong vài tháng qua.
Từ những thực tế này các chuyên gia về thủy lợi cũng như công trình nước của Việt Nam đã rút ra những bài học kinh điển nhằm tránh vết xe đổ cho Việt Nam mai sau, đặt biệt đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh nơi có cơ sở hạ tầng chống lũ lẫn triều cường tuy thua xa Thái Lan nhưng cấu tạo địa lý tương đối thuận lợi cho việc ngăn ngừa và kiểm soát lũ.  
GSTS Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường cho biết những khác biệt giữa Bagnkok và thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Tức nhiên nó đều là đồng bằng cả thôi thành phố HCM và Bangkok thì về mặt hiện thực thì nó có vẻ tương tự nhưng địa hình của hai vùng theo tôi hiểu thì hoàn toàn khác nhau. Bangkok bị nước tràn hầu như bao quanh còn thành phố HCM thì chỉ bị một phía.
GSTS Trần Hiếu Nhuệ
-Điều này rất phức tạp vì địa hình hai nơi hoàn toàn khác nhau. Tức nhiên nó đều là đồng bằng cả thôi thành phố HCM và Bangkok thì về mặt hiện thực thì nó có vẻ tương tự nhưng địa hình của hai vùng theo tôi hiểu thì hoàn toàn khác nhau. Bangkok bị nước tràn hầu như bao quanh còn thành phố HCM thì chỉ bị một phía. Phía gần biển gần mực nước triều cường. Triều cường của Bangkok và triều cường của thành phố HCM theo tôi hình dung thì nó cũng khác nhau.
Bangkok như dải bán đảo còn thành phố HCM thì gần Biển Đông nên cơ chế của nó chắc chắn phải khác nhau.

Việt Nam cũng đang bị lũ lụt tấn công

Tuy Việt Nam không có nhiều công trình thủy điện và đập chứa nước như Thái Lan nhưng hai đập thủy điện Trị An và Dầu Tiếng là mối lo tiềm ẩn nếu lượng nước thoát ra từ hai con đập này vì một lý do nào đó không kiểm soát được.
Theo các số liệu từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long thì các vụ ngập nước do triều cường kết hợp với lũ đã khiến nhiều thành phố thiệt hại nặng. Các thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Mỹ Tho đều cùng chung tình trạng ngập nước kéo dài. Cần Thơ đến nay đã có 93 điểm ngập trên toàn thành phố trong đó Quận Ninh Kiều có 61 điểm ngập chưa được khắc phục.
Đợt triều cường lần này thì nó đã vượt lịch sử của năm 2000 và từ đây cho đến sắp tới vào rằm tháng Mười âm lịch tức cỡ khoảng ngày 15 ngày 14 âm lịch cho đến khoảng 17 thì đợt triều cường tôi đánh giá sẽ cao tương đương như đợt này hoặc cao hơn
Một đợt triều cường bất thường đang hoành hành nhiều nơi trong đó Thành Phố Hồ Chí Minh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Từ nhiều ngày nay các địa điểm ngập nước ngày một nhiều hơn mặc cho thành phố có những
Vùng ven đô Bangkok đầu bị ngập cả thước nước. RFA
Vùng ven đô Bangkok đầu bị ngập cả thước nước. RFA
nỗ lực chống lại triều cường từ nhiều năm về trước. Thạc Sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó phòng dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết tình trạng ngập trong thành phố hiện nay như sau:
-Đợt triều cường lần này thì nó đã vượt lịch sử của năm 2000 và từ đây cho đến sắp tới vào rằm tháng Mười âm lịch tức cỡ khoảng ngày 15 ngày 14 âm lịch cho đến khoảng 17 thì đợt triều cường tôi đánh giá sẽ cao tương đương như đợt này hoặc cao hơn, còn sau đó vào cuối tháng 11 dương lịch, tức cuối tháng 10 âm lịch trong tháng 11 cho đến tháng Chạp âm lịch từ đây đến Tết chúng ta còn khoảng 5 đợt triều cường nữa.
Theo nhiều chuyên gia thì quá trình đô thị hóa đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của nhiều thành phố trong đó thành phố HCM là điển hình.
Khu vực nội thành phần lớn đất đai đã bị bê tông hóa nên khi mưa xuống, toàn bộ nước mưa đều tập trung thành dòng chảy, không thể thấm xuống đất, cộng với hệ thống cống chưa hoàn chỉnh, tiêu thoát nước chưa tốt đã khiến việc ngập nước do triều cường gây ra ngày một khó kiểm soát hơn. Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan cho biết các địa điểm trong cũng như ngoại thành đang bị triều cường tấn công như sau:
Bây giờ thì thành phố HCM nội thành hay ngoại thành gì cũng ảnh hưởng hết. Những đợt triều cường từ đây đến Tết nó cũng từ một mét tư cho đến một mét rưỡi, đến một mét 55, 57 thành ra nó ngập tương tự như vậy hoặc là những đợt cuối năm thì nó giảm chừng vài cm
-Bây giờ thì thành phố HCM nội thành hay ngoại thành gì cũng ảnh hưởng hết. Những đợt triều cường từ đây đến Tết nó cũng từ một mét tư cho đến một mét rưỡi, đến một mét 55, 57 thành ra nó ngập tương tự như vậy hoặc là những đợt cuối năm thì nó giảm chừng vài cm. Tình trạng ngập kể cả nội ngoại thành thì có thể nói Quận Phú Nhuận có nơi bị ngập rồi Quận 4, Quận 8… những vùng đó đang phát triển nên nó cũng ngập. Quận 7 bên chỗ Phú Mỹ Hưng cũng bị ngập. Rồi Nhà Bè, các quận huyện khác như Quận 12 hay hơi xa xa một chút như Thủ Đức. Đặc biệt là Thủ Đức rồi Bình Chánh, Hốc Môn, Củ Chi...chỗ nào cũng bị ngập hết. Chỗ nào trũng thì nó sẽ ngập sâu như đợt này có nơi ngập cả mét nước còn chỗ nào ngập ít thì cũng phải 3 tấc.

Phương án và khả năng phòng thủ lũ lụt của VN

Thạc sĩ Hồ Long Phi, Phó ban điều phối chống ngập thành phố HCM cho biết hệ thống chống ngập hiện nay tương đối nhưng vẫn còn xa với yêu cầu thực tiễn:
-Triều cường thì có hai giải pháp một ngắn hạn và một dài hạn. Về dài hạn thì Bộ Nông nghiệp đã có dự án làm đê bao quanh thành phố giống như mô hình của Bangkok và ngắn hạn trước mắt thì trung tâm điều hành chống ngập thì họ cũng đã lắp đặt hơn 500 cái cửa val một chiều để ngăn triều cường ở các cửa xả, khi hệ thống cống nó đổ ra sông thì nước nó theo ống cống chui ngược trở lại nên hệ thống nhằm lấp những dòng nước đó lại.
Về cơ bản trong các huyện nội thành thì chổ xả cũng lấp gần hết cho nên triều cường trong nội thành cũng đã giảm nhiều nhưng khu vực ở các vùng ven một số khu vực thấp mà chưa có cửa xả thì các bờ bao hiện nay còn rất yếu, rất dễ bị hỏng khi có những con nước lớn như thế này. Đó cũng là những tồn tại trước mắt.

Triều cường thì có hai giải pháp một ngắn hạn và một dài hạn. Về dài hạn thì Bộ Nông nghiệp đã có dự án làm đê bao quanh thành phố giống như mô hình của Bangkok và ngắn hạn trước mắt thì trung tâm điều hành chống ngập thì họ cũng đã lắp đặt hơn 500 cái cửa val một chiều để ngăn triều cường ở các cửa xả
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Nhìn lại trận lụt tại Thái Lan, TS Tô Văn Trường,  nhận xét rằng công việc quy hoạch thoát nước tại các đô thị hiện nay chỉ được lồng ghép trong các đồ án quy hoạch chung phát triển đô thị mà thiếu tầm nhìn dài hạn là việc thành phố phải chú ý nhằm chống lại triều cường một cách khoa học. Theo TS Tô Văn Trường thì vấn đề ngập của thành phố do mưa và thủy triều là chính, tuy nhiên việc nước biển dâng không thể không tình tới vì biến đổi khí hậu vẫn đang là vấn đề cấp thiết.
Đối với trận lụt tại Bangkok, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế WWF cho biết vùng Chao Phraya đang lún với tốc độ từ 5 tới 15 cm mỗi năm do mực nước ngầm giảm. Thành phố Bangkok đang phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt do mực nước biển dâng và những cơn mưa lớn vào mùa mưa - hai hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu. Điểm đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh cũng chịu tác động như Bangkok đang chịu.
Chiến lược như vậy nó đòi hỏi sự phối hợp nhiều mặt không thiên hẳn về công trình giống như lâu nay mà nhấn mạnh thêm phần thích nghi. Một số khu vực mình phải rút lui để hoàn trả cho nước phần mà trước đây mình đã chiếm tức là giảm bớt phần hung hãn của nước
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Thạc sĩ Hồ Long Phi cho biết những kế hoạch mà thành phố sẽ triển khai trong đó có việc đánh giá những yếu tố khó đoán trước được như mưa, triều và ngay cả vẩn đề sụt lún đất:
-Hiện nay chúng tôi đang phối hợp để chuẩn bị chiến lược có tính chất bền vững hơn nhất là trong điều kiện mà những yếu tố không chắc chắn rất là cao thí dụ như mưa, rồi triều, rồi lún...những cái đó mình không đoán trước được. Chiến lược như vậy nó đòi hỏi sự phối hợp nhiều mặt không thiên hẳn về công trình giống như lâu nay mà nhấn mạnh thêm phần thích nghi. Một số khu vực mình phải rút lui để hoàn trả cho nước phần mà trước đây mình đã chiếm tức là giảm bớt phần hung hãn của nước thì bắt buộc phải có những chiến lược như vậy.
Giới chuyên gia lo ngại rằng nếu Việt Nam vẫn chưa tìm được hướng khả thi nhất nhằm ngăn ngừa các trận ngập do triều cường kết hợp với lũ không thực hiện rốt ráo và hiệu quả thì một trận lụt như Thái Lan có thể biến cả thành phố HCM chìm trong biển nước là điều không thể không tính tới
 

Việt Nam và bài học lũ lụt từ Thái Lan

2011-10-31
Trận lụt nặng nề của Thái Lan có thể giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm quý giá trong nỗ lực chống lũ của mình vì hai nước có nhiều điểm giống nhau trong cấu tạo địa hình và thổ nhưỡng cũng như cùng chia sẻ những nguy cơ từ biến đổi khí hậu, môi trường và lượng nước mưa hàng năm

RFA

Cảnh ngập lụt ở Phường 15 Quận 8 TP. HCM.

Bài học đắt giá cho Thái Lan

Các chuyên gia Thái Lan trong khi tìm phương án đối phó với trận lũ đã nhìn nhận rằng hai yếu tố chính khiến cơn lũ trở thành bất trị, đó là không tiên liệu được lượng nước mưa bất thường trong năm nay đã dẫn tới việc tỷ trọng nước đổ xuống các con sông tăng gấp nhiều lần so với các năm.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ nói rằng Thái Lan không trang bị các thiết bị dự đoán lượng mưa đặc biệt lớn trong năm nay là nguyên nhân chính dẫn đến những ứng phó sai lầm làm trận lũ thêm tồi tệ.
yếu tố chính khiến cơn lũ trở thành bất trị, đó là không tiên liệu được lượng nước mưa bất thường trong năm nay đã dẫn tới việc tỷ trọng nước đổ xuống các con sông tăng gấp nhiều lần so với các năm.
Điểm thứ hai là Thái Lan chưa tính được việc xả nước một cách thích hợp tại các nhà máy thủy điện đầu nguồn đã giúp nước có cơ hội tràn xuống vùng trũng mạnh bạo hơn.
Thái Lan với hơn 300 đập nước được xây dựng nhằm chứa nước trong mùa mưa và tưới tiêu cho các cánh đồng lúa vào mùa hè để chống hạn hán đã là con dao hai lưỡi gây tác hại nghiêm trọng khi nước trong các hồ chứa này quá tải do mưa kéo dài nhiều ngày. Lượng nước này cộng với hệ thống xả nước của hai đập Bhumibol và Sirikit giúp cho nước vượt ngoài vòng kiểm soát và tràn xuống vùng đồng bằng sông Chao Phraya.
Dòng nước lũ tiếp tục tràn về hướng Bangkok, Thái Lan. AFP
Dòng nước lũ tiếp tục tràn về trung tâm Bangkok, Thái Lan. AFP
Do vị trí địa hình trũng với độ cao trung bình chỉ 2 mét so với mực nước biển nên hầu hết đồng bằng Chao Phraya với diện tích hơn 170 ngàn cây số vuông dễ làm mồi cho các trận lũ khi số lượng nước từ miền Bắc tràn về vượt tầm kiểm soát như thời gian vừa qua.
Thái Lan với hơn 300 đập nước được xây dựng nhằm chứa nước trong mùa mưa và tưới tiêu cho các cánh đồng lúa vào mùa hè để chống hạn hán đã là con dao hai lưỡi gây tác hại nghiêm trọng khi nước trong các hồ chứa này quá tải do mưa kéo dài nhiều ngày.
Bài học quý giá cho Việt Nam từ trận lụt của Thái Lan có thể mang làm kinh nghiệm trong công tác quy hoạch các dự án chống triều cường kết hợp với lũ, bao gồm khoanh vùng đất trũng, chú ý các thao tác đóng hay xả nước tại các công trình thủy điện lớn đầu nguồn nhằm điều tiết dòng nước. Theo dõi các thông tin về lượng mưa có thể làm tăng khối lượng nước một cách bất ngờ tạo ra những cơn lũ tàn khốc như đang xảy ra tại Thái Lan trong vài tháng qua.
Từ những thực tế này các chuyên gia về thủy lợi cũng như công trình nước của Việt Nam đã rút ra những bài học kinh điển nhằm tránh vết xe đổ cho Việt Nam mai sau, đặt biệt đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh nơi có cơ sở hạ tầng chống lũ lẫn triều cường tuy thua xa Thái Lan nhưng cấu tạo địa lý tương đối thuận lợi cho việc ngăn ngừa và kiểm soát lũ.  
GSTS Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường cho biết những khác biệt giữa Bagnkok và thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Tức nhiên nó đều là đồng bằng cả thôi thành phố HCM và Bangkok thì về mặt hiện thực thì nó có vẻ tương tự nhưng địa hình của hai vùng theo tôi hiểu thì hoàn toàn khác nhau. Bangkok bị nước tràn hầu như bao quanh còn thành phố HCM thì chỉ bị một phía.
GSTS Trần Hiếu Nhuệ
-Điều này rất phức tạp vì địa hình hai nơi hoàn toàn khác nhau. Tức nhiên nó đều là đồng bằng cả thôi thành phố HCM và Bangkok thì về mặt hiện thực thì nó có vẻ tương tự nhưng địa hình của hai vùng theo tôi hiểu thì hoàn toàn khác nhau. Bangkok bị nước tràn hầu như bao quanh còn thành phố HCM thì chỉ bị một phía. Phía gần biển gần mực nước triều cường. Triều cường của Bangkok và triều cường của thành phố HCM theo tôi hình dung thì nó cũng khác nhau.
Bangkok như dải bán đảo còn thành phố HCM thì gần Biển Đông nên cơ chế của nó chắc chắn phải khác nhau.

Việt Nam cũng đang bị lũ lụt tấn công

Tuy Việt Nam không có nhiều công trình thủy điện và đập chứa nước như Thái Lan nhưng hai đập thủy điện Trị An và Dầu Tiếng là mối lo tiềm ẩn nếu lượng nước thoát ra từ hai con đập này vì một lý do nào đó không kiểm soát được.
Theo các số liệu từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long thì các vụ ngập nước do triều cường kết hợp với lũ đã khiến nhiều thành phố thiệt hại nặng. Các thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Mỹ Tho đều cùng chung tình trạng ngập nước kéo dài. Cần Thơ đến nay đã có 93 điểm ngập trên toàn thành phố trong đó Quận Ninh Kiều có 61 điểm ngập chưa được khắc phục.
Đợt triều cường lần này thì nó đã vượt lịch sử của năm 2000 và từ đây cho đến sắp tới vào rằm tháng Mười âm lịch tức cỡ khoảng ngày 15 ngày 14 âm lịch cho đến khoảng 17 thì đợt triều cường tôi đánh giá sẽ cao tương đương như đợt này hoặc cao hơn
Một đợt triều cường bất thường đang hoành hành nhiều nơi trong đó Thành Phố Hồ Chí Minh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Từ nhiều ngày nay các địa điểm ngập nước ngày một nhiều hơn mặc cho thành phố có những
Vùng ven đô Bangkok đầu bị ngập cả thước nước. RFA
Vùng ven đô Bangkok đầu bị ngập cả thước nước. RFA
nỗ lực chống lại triều cường từ nhiều năm về trước. Thạc Sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó phòng dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết tình trạng ngập trong thành phố hiện nay như sau:
-Đợt triều cường lần này thì nó đã vượt lịch sử của năm 2000 và từ đây cho đến sắp tới vào rằm tháng Mười âm lịch tức cỡ khoảng ngày 15 ngày 14 âm lịch cho đến khoảng 17 thì đợt triều cường tôi đánh giá sẽ cao tương đương như đợt này hoặc cao hơn, còn sau đó vào cuối tháng 11 dương lịch, tức cuối tháng 10 âm lịch trong tháng 11 cho đến tháng Chạp âm lịch từ đây đến Tết chúng ta còn khoảng 5 đợt triều cường nữa.
Theo nhiều chuyên gia thì quá trình đô thị hóa đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của nhiều thành phố trong đó thành phố HCM là điển hình.
Khu vực nội thành phần lớn đất đai đã bị bê tông hóa nên khi mưa xuống, toàn bộ nước mưa đều tập trung thành dòng chảy, không thể thấm xuống đất, cộng với hệ thống cống chưa hoàn chỉnh, tiêu thoát nước chưa tốt đã khiến việc ngập nước do triều cường gây ra ngày một khó kiểm soát hơn. Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan cho biết các địa điểm trong cũng như ngoại thành đang bị triều cường tấn công như sau:
Bây giờ thì thành phố HCM nội thành hay ngoại thành gì cũng ảnh hưởng hết. Những đợt triều cường từ đây đến Tết nó cũng từ một mét tư cho đến một mét rưỡi, đến một mét 55, 57 thành ra nó ngập tương tự như vậy hoặc là những đợt cuối năm thì nó giảm chừng vài cm
-Bây giờ thì thành phố HCM nội thành hay ngoại thành gì cũng ảnh hưởng hết. Những đợt triều cường từ đây đến Tết nó cũng từ một mét tư cho đến một mét rưỡi, đến một mét 55, 57 thành ra nó ngập tương tự như vậy hoặc là những đợt cuối năm thì nó giảm chừng vài cm. Tình trạng ngập kể cả nội ngoại thành thì có thể nói Quận Phú Nhuận có nơi bị ngập rồi Quận 4, Quận 8… những vùng đó đang phát triển nên nó cũng ngập. Quận 7 bên chỗ Phú Mỹ Hưng cũng bị ngập. Rồi Nhà Bè, các quận huyện khác như Quận 12 hay hơi xa xa một chút như Thủ Đức. Đặc biệt là Thủ Đức rồi Bình Chánh, Hốc Môn, Củ Chi...chỗ nào cũng bị ngập hết. Chỗ nào trũng thì nó sẽ ngập sâu như đợt này có nơi ngập cả mét nước còn chỗ nào ngập ít thì cũng phải 3 tấc.

Phương án và khả năng phòng thủ lũ lụt của VN

Thạc sĩ Hồ Long Phi, Phó ban điều phối chống ngập thành phố HCM cho biết hệ thống chống ngập hiện nay tương đối nhưng vẫn còn xa với yêu cầu thực tiễn:
-Triều cường thì có hai giải pháp một ngắn hạn và một dài hạn. Về dài hạn thì Bộ Nông nghiệp đã có dự án làm đê bao quanh thành phố giống như mô hình của Bangkok và ngắn hạn trước mắt thì trung tâm điều hành chống ngập thì họ cũng đã lắp đặt hơn 500 cái cửa val một chiều để ngăn triều cường ở các cửa xả, khi hệ thống cống nó đổ ra sông thì nước nó theo ống cống chui ngược trở lại nên hệ thống nhằm lấp những dòng nước đó lại.
Về cơ bản trong các huyện nội thành thì chổ xả cũng lấp gần hết cho nên triều cường trong nội thành cũng đã giảm nhiều nhưng khu vực ở các vùng ven một số khu vực thấp mà chưa có cửa xả thì các bờ bao hiện nay còn rất yếu, rất dễ bị hỏng khi có những con nước lớn như thế này. Đó cũng là những tồn tại trước mắt.

Triều cường thì có hai giải pháp một ngắn hạn và một dài hạn. Về dài hạn thì Bộ Nông nghiệp đã có dự án làm đê bao quanh thành phố giống như mô hình của Bangkok và ngắn hạn trước mắt thì trung tâm điều hành chống ngập thì họ cũng đã lắp đặt hơn 500 cái cửa val một chiều để ngăn triều cường ở các cửa xả
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Nhìn lại trận lụt tại Thái Lan, TS Tô Văn Trường,  nhận xét rằng công việc quy hoạch thoát nước tại các đô thị hiện nay chỉ được lồng ghép trong các đồ án quy hoạch chung phát triển đô thị mà thiếu tầm nhìn dài hạn là việc thành phố phải chú ý nhằm chống lại triều cường một cách khoa học. Theo TS Tô Văn Trường thì vấn đề ngập của thành phố do mưa và thủy triều là chính, tuy nhiên việc nước biển dâng không thể không tình tới vì biến đổi khí hậu vẫn đang là vấn đề cấp thiết.
Đối với trận lụt tại Bangkok, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế WWF cho biết vùng Chao Phraya đang lún với tốc độ từ 5 tới 15 cm mỗi năm do mực nước ngầm giảm. Thành phố Bangkok đang phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt do mực nước biển dâng và những cơn mưa lớn vào mùa mưa - hai hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu. Điểm đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh cũng chịu tác động như Bangkok đang chịu.
Chiến lược như vậy nó đòi hỏi sự phối hợp nhiều mặt không thiên hẳn về công trình giống như lâu nay mà nhấn mạnh thêm phần thích nghi. Một số khu vực mình phải rút lui để hoàn trả cho nước phần mà trước đây mình đã chiếm tức là giảm bớt phần hung hãn của nước
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Thạc sĩ Hồ Long Phi cho biết những kế hoạch mà thành phố sẽ triển khai trong đó có việc đánh giá những yếu tố khó đoán trước được như mưa, triều và ngay cả vẩn đề sụt lún đất:
-Hiện nay chúng tôi đang phối hợp để chuẩn bị chiến lược có tính chất bền vững hơn nhất là trong điều kiện mà những yếu tố không chắc chắn rất là cao thí dụ như mưa, rồi triều, rồi lún...những cái đó mình không đoán trước được. Chiến lược như vậy nó đòi hỏi sự phối hợp nhiều mặt không thiên hẳn về công trình giống như lâu nay mà nhấn mạnh thêm phần thích nghi. Một số khu vực mình phải rút lui để hoàn trả cho nước phần mà trước đây mình đã chiếm tức là giảm bớt phần hung hãn của nước thì bắt buộc phải có những chiến lược như vậy.
Giới chuyên gia lo ngại rằng nếu Việt Nam vẫn chưa tìm được hướng khả thi nhất nhằm ngăn ngừa các trận ngập do triều cường kết hợp với lũ không thực hiện rốt ráo và hiệu quả thì một trận lụt như Thái Lan có thể biến cả thành phố HCM chìm trong biển nước là điều không thể không tính tới.


Theo dòng thời sự:

Phát triển đô thị đi trước, ngập lụt theo sau

SGTT.VN - Mấy ngày qua, cuộc sống hàng triệu người dân TP.HCM bị xáo trộn, buôn bán phải tạm ngưng vì triều cường. Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy cảnh tất bật chạy đua với con nước thuỷ triều…

Cảnh ngập lụt tại các con hẻm quanh trục đường Lương Định Của, quận 2.
Đến sáng 30.10, dù đỉnh triều cường được dự báo đã giảm nhiều so với những ngày đỉnh điểm trước đó nhưng mức đo thực chất tại đỉnh triều An Phú là 1,57m, lớn nhất trong lịch sử từ trước tới nay. Đỉnh triều quá cao khiến khắp nơi bị ngập nặng, hàng chục tuyến đường, hàng ngàn ngôi nhà bị nước triều tấn công.

Trong biển nước ngập mênh mông, tràn các con hẻm, góc nhà dân… chúng tôi trở lại khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM – nơi vừa hứng chịu hậu quả của vụ vỡ bờ bao đêm 29.10. Ông Bảy, một người dân sống ở đây đã 30 năm, thẫn thờ nhìn căn nhà của mình bị ngập đến nửa mét và hàng trăm chậu mai kiểng sắp đến mùa trổ bông bị ngập lút đọt. Ông cho biết, đây là lần đầu tiên trong 30 năm qua nước dâng cao thế này. “Nước dâng, bờ bao lại vỡ… hai cái ập xuống cùng lúc khiến chúng tôi không kịp di dời đồ đạc. Buổi sáng, cố tát nước trong nhà ra, nhưng buổi chiều, nước theo cống lại dâng lên… Không biết đến bao giờ mới thoát khỏi cảnh này”, giọng ông đượm buồn.

Cũng giống người dân ở khu phố 8, hàng trăm hộ dân buôn bán dọc theo đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) mấy ngày hôm nay “dở khóc, dở cười” vì thuỷ triều. Đã hơn 7 giờ sáng, nhưng tiệm bán phụ tùng xe máy 223 Bùi Hữu Nghĩa của anh Xuân vẫn chưa thể mở cửa vì trong nhà nước ngập quá đầu gối. “Đồ đạc hư hỏng hết, các nhà khác cũng phải tạm đóng cửa buôn bán, để chống chọi với nước triều, con em cũng phải cho nghỉ học vì đường ngập quá sâu”, anh Xuân cho biết.
28 điểm ngập
Theo trung tâm Điều hành các chương trình chống ngập nước TP.HCM, đợt triều cường cuối tháng 10.2011 đã gây ngập 28 điểm, hầu hết thuộc các quận nội thành.
Khu vực ngập nặng nhất là đường Lương Đình Của (quận 2), kế đến các khu vực đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh), Nguyễn Thị Thập (quận 7)… nhiều vị trí ngập khoảng 40cm.
TS Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM nhận định, người dân thường nghĩ chuyện thuỷ triều dâng cao là do nước biển dâng nhưng thực chất không phải như vậy. Theo nghiên cứu, những năm qua, nước biển chỉ dâng 1 – 2cm nhưng trong giai đoạn 1995 – 2010 thì thuỷ triều ở TP.HCM dâng cao từ 15 – 20cm và xu hướng càng ngày càng cao, xuất hiện những đợt thuỷ triều kỷ lục khác.

“Thuỷ triều dâng cao như vậy theo tôi là do đất bị lấp để xây dựng công trình quá nhiều. Trước đây, những nơi như Nhà Bè, quận 7… là những nơi chứa nước nhưng giờ đã xây dựng hết thì nước không còn chỗ chứa, dẫn đến nước dồn vào các khu vực khác là điều tất nhiên”. TS Phúc cho biết và cảnh báo, nếu vẫn giữ cách làm như hiện nay (tức xây đê bao chung quanh TP.HCM) để chống lũ, thì chắc chắn trong tương lai sẽ còn nhiều đợt thuỷ triều cao hơn. Nguy cơ TP.HCM sẽ bị vỡ bờ bao và ngập lụt nặng là điều khó tránh khỏi.

Còn theo đánh giá của GS.TS Lê Huy Bá, viện trưởng viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường TP.HCM, sở dĩ có tình trạng nước triều dâng cao liên tục trong những năm qua ngoài những nguyên nhân như hệ thống thoát nước quá yếu kém, xuống cấp… còn có những nguyên nhân chủ quan khác như việc quy hoạch đô thị, xây dựng tập trung quá dày đặc ở vùng trung tâm, hiện tượng lấn đất kênh rạch diễn ra nhiều nơi. “Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, trong vài chục năm tới, TP.HCM có nguy cơ trở thành một “vũng nước đô thị”. Và nếu xảy ra tình trạng vỡ bờ hoặc tràn bờ, sẽ khó tránh khỏi việc ngập lụt như thủ đô của Thái Lan hiện nay”, GS.TS Lê Huy Bá lo ngại.

bài và ảnh: Từ An
Đỉnh triều thực tế cao hơn dự báo tới 8cm!
Theo dự báo của đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam bộ, trong đợt đỉnh triều cao cuối tháng 10 này thì đỉnh triều cao nhất (1,56m) sẽ xảy ra vào ngày 28.10 rồi giảm dần, nước rút nhanh. Dự báo cập nhật các ngày cũng cho thấy, đỉnh triều vào ngày 29.10 chỉ còn ở mức 1,49 – 1,50m. Tuy nhiên, thực tế vào ngày 28.10, đỉnh triều chỉ dừng ở mức 1,53m, rồi sang ngày 29.10, đỉnh triều đột ngột tăng vọt, lên đến 1,57m, lập kỷ lục đỉnh triều cao nhất lịch sử!

Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, bà Lê Thị Xuân Lan, đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam bộ cho rằng, thông thường dự báo sai số một vài centimet có thể hiểu được, do dự báo nhiều khi không tính được hết tác động của các nhân tố khác như sóng biển, gió mùa đông bắc mạnh… Nhưng sai số tới 8cm là quá lớn! Cộng thêm ngày 29.10, TP.HCM xảy ra mưa vừa mưa to trên diện rộng, trùng với thời gian triều đang lên nên đã gây ra sự cố ngập lụt, vỡ bờ bao ở nhiều nơi.

Theo bà Lan, liên tục trong vòng năm năm, từ năm 2006 đến nay, đỉnh triều đều có xu hướng tăng, mức lịch sử xảy ra vào đầu tháng 11.2009 (1,56m), và đến nay, đỉnh triều đã lên đến mức 1,57m, phá vỡ kỷ lục cũ, là điều bất thường. “Vì vậy, khả năng đỉnh triều năm sau cao hơn năm trước rất dễ xảy ra; đồng thời chu kỳ triều cường tháng 11, tháng 12 luôn cao nhất trong năm, vì vậy thời gian tới, đỉnh triều có thể còn tiếp tục cao hơn hiện nay”, bà Lan cảnh báo. 

Nhiều chuyên gia cũng phân tích, đỉnh triều đo được tại trạm quan trắc là mực nước tổng hợp từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như triều cường, ảnh hưởng của gió mùa, nước từ thượng nguồn đổ xuống, lấp hết lớp phủ thực vật, yếu tố mặt đệm bị bêtông hoá, hồ chứa không có… trong đó phải tính thêm tới tác động của biến đổi khí hậu ngày một rõ. Vì vậy, nguy cơ người dân thành phố tiếp tục sống với ngập lụt ngày càng nhiều và lớn, là điều khó tránh khỏi!

Nhiều hồ nước ở Bình Định có nguy cơ bị vỡ

SGTT.VN - Hàng triệu mét khối nước chứa trong những hồ đã rệu rã, có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào. Đó là thực trạng nguy hiểm hiện nay tại hàng chục hồ chứa nước ở Bình Định.

Tỉnh Bình Định hiện có 382 công trình thuỷ lợi, trong đó có 159 hồ chứa nước với tổng dung tích gần 600 triệu m3 nước, là một trong những tỉnh có số hồ chứa nước nhiều nhất miền Trung. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra mới nhất của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho thấy: tỉnh hiện có 30 hồ chứa nước không bảo đảm an toàn, trong đó có 20 hồ bị hư hỏng nặng, có nguy cơ xảy ra sự cố khi có mưa lũ lớn.


Hồ chứa nước Núi Một đã xuống cấp trầm trọng cần sửa chữa nhưng thiếu kinh phí.
Thấp thỏm lo vỡ hồ
Ông Nguyễn Hữu Vui, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định cho biết: “Phần lớn các hồ bị hư hỏng ở Bình Định có thời gian xây dựng đã hơn 40 năm, bị tác động bởi thiên tai, bão lũ, nên đã xuống cấp trầm trọng”. Trong đó, hàng chục hồ chứa tại các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Ân, Tuy Phước… đang trong tình trạng báo động. Tại các hồ này, hầu hết cống lấy nước, đập đất mái hạ lưu bị xói lở nghiêm trọng, có nguy cơ vỡ hồ. Qua kiểm tra mới đây, đã phát hiện hệ thống đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước của nhiều hồ chứa đang bị xuống cấp nghiêm trọng; có nhiều mái đập thiết kế 4m, nhưng nay chỉ còn 1m; phần lớn các hồ chứa bị xuống cấp, qua thời gian sử dụng đã bị nứt, bong mạch hồ; các khớp nối của nhiều hồ chứa đang ngày càng bị rò rỉ, khiến các cống, đập không bảo đảm an toàn.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, giám đốc công ty TNHH khai thác công trình thuỷ lợi Bình Định, hồ Núi Một và hồ Hội Sơn đang có nguy cơ bị mất an toàn. Ở hồ Núi Một có nhiều cống, đập bị rò nước, nhiều đoạn bêtông bị xâm hại, sẽ có nguy cơ vỡ đập. Tại huyện Phù Mỹ, với 45 hồ có tổng dung tích trên 40 triệu m3 nước, phần lớn được xây dựng từ năm 1975 – 1985, hiện nay đã rệu rã; trong đó có tám hồ chứa nước đã xuống cấp nghiêm trọng. “Nhiều công trình trước đây chỉ thiết kế tần suất lũ khá thấp, trong khi lượng mưa, mực nước về hồ, tần suất lũ ngày càng cao. Ngoài ra, khẩu độ thoát lũ của nhiều con đập tại các hồ trên, trước đây thiết kế rất hẹp, nên nguy cơ mất an toàn rất lớn”, ông Phú nói. Khảo sát mới đây cho thấy: đập Lão Tâm (huyện Phù Cát) xây dựng từ năm 1961 hiện đã bị xói sâu, có nguy cơ bị cuốn trôi bất cứ lúc nào; đập Tháp Mão (huyện An Nhơn) xây dựng từ năm 1963, giờ đang bị rò rỉ nước nhiều nơi.

Tại cuộc họp triển khai phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn do UBND tỉnh Bình Định tổ chức mới đây, một cán bộ sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định nói: “Sự xuống cấp, hư hỏng của hàng chục hồ chứa nước đang uy hiếp trực tiếp đến cuộc sống của hàng vạn gia đình người dân, nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời”.

Khắc phục kiểu chắp vá
Theo ông Vui, mặc dù mỗi năm tỉnh Bình Định đầu tư hàng chục tỉ đồng tu sửa, gia cố các công trình thuỷ lợi lớn, đồng thời chính quyền các huyện đầu tư cải tạo, nâng cấp nhiều hồ, song do có quá nhiều hồ chứa nước bị xuống cấp, trong khi nguồn kinh phí có hạn, nên tỉnh chỉ ưu tiên vốn để tu sửa các công trình bị xuống cấp nghiêm trọng trước, sau đó sẽ tu sửa các hồ còn lại trong các năm tiếp theo. Do đó, thời gian qua, việc sửa chữa các hồ chứa nước ở Bình Định chủ yếu theo phương thức chắp vá, tạm thời đối phó với mùa mưa lũ hàng năm. Theo UBND huyện Phù Mỹ, địa phương này có quá nhiều hồ chứa nước xuống cấp, hư hỏng nặng, nên để sửa chữa, nâng cấp cùng lúc sẽ không có kinh phí. Do đó, với nguồn kinh phí hạn hẹp, chính quyền huyện này chủ yếu ưu tiên cho các hồ trọng điểm trên địa bàn.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bình Định vừa đề nghị bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa tỉnh này vào dự án hỗ trợ thuỷ lợi Việt Nam; đồng thời cho chủ trương để tỉnh lập dự án đầu tư sửa chữa, cải tạo các hồ chứa nước bị hư hỏng nặng với tổng kinh phí dự kiến 270 tỉ đồng từ nguồn vốn vay. Trong khi chờ đợi các dự án trên, hàng vạn gia đình người dân ở Bình Định vẫn phải sống trong thấp thỏm lo sợ mỗi khi mưa lũ đổ về.

Thủy lợi hay thủy hại? Không khó để có câu trả lời, nhưng lại trớt quớt không ăn nhập gì tới vấn đề đặt ra: Có làm mới có ăn!

Ép HS gửi bài dự thi qua bưu điện để kiếm tiền?


 - Theo tính toán sơ bộ, toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 200.00 học sinh. Mỗi phong bì 500 đồng, mỗi con tem 2.500 đồng, tính ra ngành Bưu điện sẽ bán được 200.000 phong bì và tem, tổng thu sẽ là 500 triệu đồng. 

Những ngày qua, nhiều giáo viên ở tỉnh Sóc Trăng rất bất bình khi nhận được thông báo của Bưu điện tỉnh Sóc Trăng và Sở GD-ĐT Sóc Trăng về việc tổ  chức cuộc thi tìm hiểu ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Theo giáo viên, việc tổ chức cuộc thi này không nhằm mục đích giúp học sinh tìm hiểu về truyền thống của nhà giáo Việt Nam mà chủ yếu là để cho Bưu điện kinh doanh.

Trong kế hoạch tổ chức cuộc thi do Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng Trần Việt Hùng và Giám  đốc bưu điện tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Hải Thanh ký gửi các đơn vị trường học trong tỉnh ngày 14/10 ghi rõ: Đối tượng tham gia là tất cả các học sinh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Thể lệ cuộc thi qui định: Bài dự thi được thể hiện trên giấy A4 theo mẫu của Ban tổ chức; Bài dự thi phải được bỏ vào bì thư có dán tem và gửi qua đường Bưu điện, mỗi bì thư là một bài thi; Thư không dán tem, một bì thư có nhiều bài dự thi, bài thi của các cá nhân gửi trực tiếp là bài không hợp lệ.

Cơ cấu giải thưởng cho cả cuộc thi gồm tập thể và cá nhân với tổng số tiền là 14,8 triệu đồng. Ngoài ra, Bưu điện cũng sẽ chi trả hoa hồng tiền bán tem, bì thư cho các trường là 15% (5% cho tem, 10% cho bì thư) cho các đơn vị chi bán tem, bì thư cho trường học tham gia cuộc thi.
 
Bưu điện tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: IE
Bưu điện tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: IE


Thầy Trần Đông Nhật, Hiệu trưởng trường THCS Phường 6 (TP Sóc Trăng) cho biết: “Nhận được thông báo cùng kế hoạch tổ chức cuộc thi của Sở GD-ĐT và Bưu điện, chúng tôi rất bất bình vì qui định như trên gây khó khăn, lãng phí cho học sinh. Cụ thể học sinh ở thành phố Sóc Trăng và các huyện có thể không cần phải gửi bài dự thi qua đường bưu điện mà có thể nhà trường thu nhận bài của các em rồi mang nộp thẳng cho bưu điện cũng được". 

"Theo tôi, cách tổ chức như vậy là khó chấp nhận được. Hôm họp lãnh đạo các trường trong thành phố, hầu như ai cũng bất bình và không đồng ý với qui định mà Ban tổ chức cuộc thi đưa ra. Ngay lãnh đạo Phòng GD-ĐT thành phố và cán bộ UBND thành phố cũng không đồng ý. Vì vậy, chúng tôi vẫn phát động học sinh dự thi nhưng sẽ thu bài theo trường và cử người mang sang nộp cho BTC, nếu không nhận thì thôi” - thầy Nhật nói.

Nhiều hiệu trưởng trường THCS và THPT ở các huyện cũng bất bình nhưng “Có văn bản chỉ đạo của Giám đốc sở, dù không đồng ý nhưng vẫn phải làm thôi, không thực hiện theo chỉ đạo thì bị phê bình, mà thực hiện thì thấy nó khó xử quá”.

Một giáo viên ở thành phố Sóc Trăng tính toán: Theo kế hoạch, tất cả học sinh ở tỉnh Sóc Trăng (toàn tỉnh có trên 200.000 học sinh-tính tròn số) đều tham gia cuộc thi, chỉ tính mỗi em gửi một bài thì đã có trên 200.000 bài dự thi, tức là có trên 200.000 chiếc phong bì và chừng đó con tem của Bưu điện được các em mua. Mỗi phong bì 500 đồng, mỗi con tem 2.500 đồng, tính ra ngành Bưu điện sẽ bán được 200.000 phong bì và tem, tổng thu sẽ là 500 triệu đồng. Còn chỉ tính 50% học sinh dự thi thì số tiền bán tem và bì thư của bưu điện cũng được 250 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí giải thưởng chỉ hết 14,8 triệu đồng.

Như vậy, chỉ tính qua loa, ngành Bưu điện sẽ tiêu thụ được hàng trăm ngàn bì thư và tem một cách dễ dàng qua việc tổ chức một cuộc thi như thế này. Nhiều đơn vị trường học tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc thi nếu bắt buộc phải mua tem và bì thư của bưu điện. 

Theo lãnh đạo các trường, nhà trường vẫn tổ chức cho các em làm bài dự thi để giúp các em hiểu hơn về ngày nhà giáo Việt Nam nhưng trường sẽ mang toàn bộ bài thi của trường mình nộp cho BTC, nếu không nhận thì… "xù" luôn.

PV

Nguồn Bee.net.vn

Chủ tịch HĐND, UBND xã đều dùng bằng giả

Photo bằng tốt nghiệp THPT của người khác rồi tẩy xóa điền tên của mình vào, kỳ bầu cử HĐND ba cấp vừa qua, bí thư và chủ tịch xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) tiếp tục tái đắc cử.

Chiều 27/10, ông Huỳnh Văn Tráng, Bí thư huyện ủy Tư Nghĩa cho biết, hai cán bộ xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa là ông Lương Phước Hồng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã và ông Nguyễn Minh Tân, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, dùng bằng giả đã bị kỷ luật cảnh cáo. Hiện hai cán bộ này vẫn tiếp tục điều hành công việc tại địa phương.

"Chúng tôi đang chờ kết luận của cơ quan quản lý nhà nước, tùy theo mức độ vi phạm sẽ xem xét 2 cán bộ này có tiếp tục giữ cương vị lãnh đạo xã hay không", ông Tráng cho biết. 

Năm 2008 để được tham gia khóa học bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã do tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức dành cho các cán bộ cấp cơ sở, hai ông Hồng và Tân đã dùng bằng giả để được đi học. Nhờ giấy chứng nhận "chuẩn hóa" này mà hai ông vẫn tiếp tục tái đắc cử trong kỳ bầu cử HĐND ba cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vừa qua, tiếp tục lãnh đạo xã Nghĩa Mỹ. 

Theo ông Nguyễn Đức Văn, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện ủy Tư Nghĩa, có hai hình thức kỷ luật đối với cán bộ sử dụng bằng giả là cảnh cáo hoặc cách chức. "Do hai cán bộ xã này dùng bằng giả để được đi học và mức độ sai phạm chưa gây hậu quả nghiêm trọng nên chỉ kỷ luật cảnh cáo để nhắc nhở", ông Văn nói.
Trí Tín

Cần Thơ ngập trong triều cường

Đợt triều cường cao nhất trong vòng 15 năm xuất hiện vào chiều 27/10 làm hàng chục tuyến đường ở thành phố Cần Thơ bị nhấn chìm. Có nơi ngập sâu một mét, giao thông nhiều khu vực tê liệt.

Xe chết máy, người phụ nữ này phải gọi điện nhờ người giúp.
Triều lớn vào buổi chiều hoặc sáng sớm đúng giờ cao điểm giao thông nên nhiều nơi bị ách tắc. Xe chết máy, người phụ nữ này phải gọi điện nhờ người giúp.
Triều cường chiếu 27/10 đúng giờ tan tầm tan trường nên kẹt xe, ngập nước chết máy, học trò lội bì bõm.
Học trò lội bì bõm.
Cô gái này phải lột giày cầm tay lội nước.
Cô gái này phải lột giày cầm tay.
Bé đi học về, xe chết máy mẹ phải dắt.
Bé đi học về, xe chết máy mẹ phải dắt.
Dịch vụ súc rửa bugi xe chết máy.
Dịch vụ súc rửa bugi xe chết máy.
Cụ già phải chống gậy lội nước bán hàng trong triều cường.
Cụ già phải chống gậy lội nước bán hàng trong triều cường.
Còn người phụ nữ này phải lên bàn ngồi khi nước tràn vào nhà.
Còn người phụ nữ này phải lên ghế ngồi khi nước tràn vào nhà.
Thủy triều làm ngập nhiều tuyến đường ở thành phố Cần Thơ.
Thủy triều làm ngập nhiều tuyến đường ở thành phố Cần Thơ, các tay chơi "lướt nước" được dịp mang xe ra trổ tài.
Theo Trung tâm phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ, triều lên nhanh kéo dài trong vòng 2-3 giờ, rồi rút theo các hệ thống cống thoát. Trong mấy ngày qua, có nơi ngập sâu từ 0,5 mét đến một mét.
Gia Bảo

Bộ trưởng 'xin' 40.000 tỷ đồng đầu tư cho giao thông!

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, nếu được Quốc hội đồng ý, khoản ngân sách này sẽ được đầu tư cho các công trình trọng điểm, hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam, gần 570 cầu yếu cần giải quyết...
> Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Phải hy sinh lợi ích nhỏ'

Trước thực trạng Bộ Giao thông Vận tải không còn tiền để đầu tư hạ tầng, chiều 28/10, tại buổi thảo luận dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2012, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị Quốc hội bố trí khoản ngân sách 40.000 tỷ đồng thu vượt từ dầu thô cho các công trình trọng yếu của ngành giao thông.
Lý giải về việc phát sinh khoản ngân sách khổng lồ này, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia cho biết, hiện giá dầu thô theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí cao hơn giá đang được Quốc hội sử dụng để tính toán nên năm 2011 và 2012, tổng thu ngân sách từ dầu thô tăng thêm khoảng 40.000 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Thăng, nếu được Quốc hội đồng ý, 40.000 tỷ đồng sẽ được đầu tư cho các công trình trọng điểm, trong đó có hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam; xử lý công trình giao thông dang dở đang gây bức xúc cho người dân; giải quyết gần 570 cầu yếu; tách cầu đường sắt và cầu đường bộ...
Theo kế hoạch, năm 2015 ngành giao thông sẽ hoàn thành 600 km đường cao tốc Bắc - Nam. Và Bộ trưởng Thăng cho hay, chỉ có được ưu tiên vốn thì năm 2020 mới có thể hoàn thành toàn tuyến cao tốc dài hơn 2.000 km này.
Quốc lộ 32 (Nhổn - Cầu Diễn), tuyến huyết mạch phía Tây Bắc Hà Nội từng được ví là "con đường đau khổ" thi công ì ạch 10 năm chưa xong. Ảnh: Nguyễn Lê.
Trong bài phát biểu buổi sáng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, do hàng năm Bộ Giao thông đều thiếu vốn nên năm nay Bộ muốn ứng khoảng 3.700 tỷ đồng nữa để đầu tư tiếp, nhưng quy định hiện hành không cho phép ứng vốn và hậu quả là hàng loạt dự án của Bộ Giao thông rơi vào tình trạng dở dang.
Trước đó, đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cũng đề nghị nên sớm làm đường bộ cao tốc Hà Nội - TP HCM và nên thuê các công ty uy tín của nước ngoài thiết kế, tư vấn, giám sát thì "chắc chắn đất nước sẽ có một khuôn đường bộ cao tốc Bắc - Nam có chất lượng tốt".
"Đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương mới đưa vào sử dụng đã có nhiều chỗ hư hỏng là vì quân ta thiết kế, quân ta giám sát, quân ta tự thi công", ông Thanh bày tỏ sự mất lòng tin vào các nhà thầu trong nước.
Đồng quan điểm, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) đề nghị Quốc hội ngay trong năm 2012 cần tập trung mọi nguồn lực để có thể đầu tư làm đường cao tốc xuyên Việt. Đó là chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất, phải xong trước năm 2020.
"Sau 36 năm thống nhất đất nước nhưng quốc lộ 1A chưa bao giờ ngưng nâng cấp và cải tạo, đường sắt sau hơn 100 năm xuất hiện ở Việt Nam với khổ hẹp một mét, với hàng chục cầu chung, hàng nghìn đường giao cắt đến nay vẫn cơ bản như cũ. Chúng ta đang bỏ ra rất nhiều tiền để kiên cố hóa đường sắt khổ một mét là kéo dài sự tụt hậu", đại biểu Nam bày tỏ bức xúc.
Nằm trên trục Bắc - Nam, đoạn cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dài hơn 50 km được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc 100-120 km một giờ. Tổng đầu tư của dự án được phê duyệt ban đầu là hơn 5.400 tỷ đồng nhưng sau đó tăng lên gần 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 6 năm thi công, tuyến đường này vẫn chưa thể hoàn thành. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn đầu tư.
Tiến Dũng