THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 September 2011

Ngang nhiên bày bán thực phẩm chức năng “kém chất lượng”

(Phunutoday) – Không biết mà bán nhầm phải hàng giả, hàng kém chất lượng là một chuyện. Nhưng biết rõ hàng không đủ tiêu chuẩn mà vẫn bán thì lại là chuyện khác. Một cửa hàng thuốc nhỏ, không có tên tuổi bán kèm hàng kém chất lượng để kiếm lời thì đã đành. Nhưng một siêu thị thuốc lớn, có tiếng tăm mà vẫn ngang nhiên bán hàng kém chất lượng chỉ với lý do “cho hàng thêm phong phú” thì phải lý giải thế nào?

Bày bán hàng kém chất lượng cho "phong phú"?

Thực phẩm chức năng (TPCN) ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc với tất cả mọi người. Hầu hết tại các nhà thuốc ở Hà Nội đều bán không ít thì nhiều loại TPCN. Từ những cửa hàng thuốc ở trong ngõ cho đến những siêu thị lớn tại mặt đường luôn chất đầy những kệ tủ đủ loại TPCN. Nguồn gốc của các loại này thì cũng vô cùng lắm. Mỹ, Anh, Pháp đều có mà TPCN Trung Quốc, Việt Nam thì cũng vô vàn, vậy nên người mua có thể tha hồ mà chọn đủ loại, với đủ công dụng hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh khác nhau.

Thế nhưng mặt hàng nào dường như đều vậy, càng tiêu thụ rộng rãi, được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng thì các sản phẩm làm giả, làm nhái hay sản phẩm kém chất lượng lại càng nhiều, càng được bán hết sức ngang nhiên.  TPCN được bán tại Hà Nội hiện nay cũng vậy.

Nếu tình cờ đi trên đường Láng Hạ, đoạn gần với đường Giảng Võ, để ý một chút sẽ thấy một siêu thị thuốc rất to lớn và hoành tráng với biển hiệu bên trên là Thể dục thẩm mỹ, bên dưới là Siêu thị thuốc Việt - Chuyên bán buôn, bán lẻ các loại dược phẩm. Đi tiếp vào bên trong chỗ gửi xe là một biển quảng cáo “cực lớn” có in đủ loại TPCN giảm cân, hỗ trợ tim mạch… hiệu quả 100%. Còn bước hẳn vào bên trong, bạn sẽ được chăm sóc vô cùng chu đáo bởi những cô Dược sỹ nhiệt tình, xinh đẹp.
Mô tả ảnh.
Nhà thuốc số 1 - Siêu thị thuốc Việt
Sau khi biết chúng tôi đang muốn mua TPCN hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, người Dược sỹ nhiệt tình giới thiệu:

“Siêu thị của chị của rất nhiều loại TPCN cho em lựa chọn. Toàn bộ dãy này là các sản phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả. Ví dụ như loại này là sản phẩm hỗ trợ chữa tiểu đường rất tốt, có hiệu quả cao nếu sử dụng lâu dài, được rất nhiều người lựa chọn. Loại này cũng đã được Bộ y tế công nhận nên em hoàn toàn có thể yên tâm. Giá cũng chỉ hơn 370.000 đồng thôi” - Người Dược sỹ vừa nói vừa đưa cho tôi xem 1 lọ TPCN có tên nước ngoài.
Mô tả ảnh.
Dược sỹ nhiệt tình tư vấn TPCN cho khách hàng
Dầu cá Omega-3 chất lượng tốt là sản phẩm phải được lọc loại bỏ các yếu tố độc hại như các kim loại nặng ( thủy ngân), các yếu tố độc hại khác (chất diệt sinh vật)…Nếu sản phẩm dầu cá nào ghi trên nhãn sản phẩm “dầu cá nguyên chất”, hãy thận trọng vì dầu cá chưa được lọc tinh chế. Các sản phẩm này thường rẻ hơn so với các loại dầu cá Omega-3 khác. Hiện nay vì mục đích chạy theo lợi nhuận, và lợi dụng sự không hiểu biết của nguời tiêu dùng, một số công ty nhập khẩu Việt Nam đã nhập những sản phẩm dầu cá Omega-3 rẻ tiền ở Mỹ. Sản phẩm rẻ vì những công ty Mỹ này không trực tiếp sản xuất Omega-3, mà họ nhập những thùng dầu cá kém chất lượng giá rẻ từ Trung Quốc, về chỉ việc đóng thành các viên nang  và bán cho các công ty nhập khẩu Việt Nam.  Gía một hộp dầu cá Omega-3 100 viên loại này nhập về chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng. Về Việt Nam các công ty nhập khẩu sẽ tự định giá bán.

(Theo Omega-3 quality)
Một cái tên Tây khá lạ lẫm toàn chữ tiếng Anh, chỉ dán một mẩu giấy nhỏ xíu ghi những thông tin cần thiết như thành phần, công dụng, nơi sản xuất, mã cấp phép. Thấy tôi có vẻ ngần ngại, người Dược sỹ nói thêm:

“Đây là sản phẩm rất tốt để hỗ trợ điều trị tiểu đường. Thành phần có chứa rất nhiều chất EPA, DHA, Vitamin E… sẽ hỗ trợ làm giảm lượng triglyceride và cholesterol trong máu, cải thiện bệnh tiểu đường. Còn nếu em ngần ngại thì có thể sử dụng sản phẩm này. Đây là Omega-3, cũng có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho việc điều trị bệnh tiểu đường. Cái này thì trên Tivi quảng cáo nhiều lắm rồi và cũng nhiều người sử dụng hiệu qủa lắm nên em có thể hoàn toàn tin tưởng. Giá của nó là 375.000 đồng”

Cầm lọ dầu cá Omega-3 trên tay thì thấy thực sự quen thuộc. Đúng là loại này đã từng quảng cáo rất nhiều trên Tivi. Tuy nhiên, nhìn xuống kệ trưng bày sản phẩm Omega-3, chúng tôi còn thấy thêm 2 sản phẩm khác cùng tên nhưng bao bì khác nhau, mà giá lại khá rẻ, 1 loại là 82.000 đồng, còn 1 loại là 123.000 đồng.

“Thế còn 2 loại này thì sao hả chị? Cũng là sản phẩm Omega-3 hỗ trợ điều trị tiểu đường phải không?” – Tôi hỏi.

“Ừ, cái này cũng là Omega-3 nhưng hàng của Trung Quốc.” - Dược sỹ trả lời.

“Em thấy trên bao bì ghi là nguồn gốc U.S.A mà?”

“Thì ghi thế thôi chứ thực chất là hàng Trung Quốc đấy, nên giá mới có 82.000 đồng. Nói là dầu cá Omega-3 thế thôi chứ ai biết bên trong nó là cái gì, có đảm bảo hay không.”

“Hàng không đảm bảo thì tại sao lại bán?”

“Ờ thì cũng có người nọ người kia mà. Những người nào ít tiền mà họ dùng quen loại này rồi thì họ vẫn mua. Bọn chị bán thêm cho hàng nó phong phú chứ cái này lãi được là mấy.”
IMG_0342.JPG
 
IMG_0344.JPG
 
Mô tả ảnh.
Sản phẩm Omega-3 kém chất lượng in xuất xứ Mỹ nhưng thực chất nguồn gốc Trung Quốc
Phải chăng đây là câu trả lời lấp liếm cho một câu nói “trót lỡ miệng” của một Dược sỹ bán hàng tại Siêu thị thuốc Việt khi bị hỏi quá nhiều? Hay là một chiêu thức bán hàng để nhằm lôi kéo khách hàng sang sử dụng một sản phẩm đắt tiền hơn với mức chiết khấu cao? Dù là gì đi nữa thì với một siêu thị thuốc lớn nằm giữa lòng Thủ đô mà lại bán một sản phẩm biết rõ là hàng kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng thì quả là điều không thể chấp nhận.

Bán hàng hay ép người mua?

Rời nhà thuốc Việt, chúng tôi đến một hiệu thuốc khác nằm trong khu tập thể Thành Công để tìm hiểu thêm một số loại TPCN. Sau khi hỏi mua Vitamin E, Glucosamine và Ginkgo, người Dược sỹ lúi húi tìm và đưa ra cho tôi một số vỉ có tên Natural E 400 IU (nguồn gốc Mỹ), Gingob (nguồn gốc Hàn Quốc) và Queensamin 500 (nguồn gốc New Zealand).
Mô tả ảnh.
Hiệu thuốc Hoàng Oanh
“Em muốn mua loại có tên luôn là Vitamin E kia kìa chị.” – Tôi chỉ vào hộp Vitamin E để trong tủ thuốc và nói.

“Mua loại đó làm gì, dùng loại này tốt hơn em ạ. Cùng là Vitamin E cả, nhưng cái kia là hàng Trung Quốc, không đảm bảo, dùng hàng của Mỹ này tốt hơn”

“Thế loại nào rẻ hơn hả chị?”

“Loại kia rẻ hơn, nhưng chị không bán nữa đâu, hết hàng rồi, em lấy loại này thì lấy.”

Có hàng mà nhất quyết không chịu bán cho khách, chuyện này kể cũng lạ thật.
Mô tả ảnh.
3 vỉ TPCN có giá 80.000 đồng
“Thế còn là Glucosamine này chị có loại nào đúng tên như thế không? Cái này là Queensamin mà? Em chỉ quen dùng loại có tên là Glucosamine luôn thôi”

“Không, Queensamin thì cũng là Glucosamine, đằng nào chả thế, sao cứ đòi loại đúng y nhỉ. Toàn hàng Trung Quốc, loại xịn thì chả dùng.”

“Nhưng loại này có đảm bảo không phải hàng Trung Quốc không chị?”

“Đảm bảo chứ sao không, in rõ nguồn gốc trên sản phẩm rồi còn gì. Mà loại này đắt hơn nên đảm bảo xịn.”

Cứ đắt hơn thì là xịn? Cứ in trên bao bì là nguồn gốc Mỹ, Hàn Quốc… thì là của Mỹ, Hàn Quốc? Không hỏi gì thêm, tôi lấy ra 80.000 đồng để trả tiền cho 3 vỉ TPCN, mỗi vỉ 10 viên, vậy tính trung bình là 2.700 đồng/ 1 viên TPCN.
TS. Trần Đáng, Chủ tịch hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam:

1/3 mẫu thực phẩm chức năng vi phạm chất lượng

Qua kiểm nghiệm thực phẩm chức năng trên thị trường Việt Nam năm 2010 đã phát hiện tới 1/3 số mẫu được lấy vi phạm về hàm lượng, chất lượng…

Hiện trên thị trường Việt Nam có hơn 1.700 loại thực phẩm chức năng, trong đó sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất hiện chiếm 65% thị phần. Trong số hơn 1.100 công ty, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trong nước chỉ có một đơn vị đạt GMP (thực hành sản xuất tốt). Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng vẫn chưa đặt ra các yêu cầu về GMP.

Trước đó, ngày 24/6/2011, an ninh kinh tế và quản lý thị trường Hà Nội cùng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng của Công ty CP thiết bị y tế Hoàng Gia đã phát hiện một lượng lớn thực phẩm chức năng có xuất xứ từ Trung Quốc không đảm bảo chất lượng như đã công bố.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong kho hàng của công ty có 3.783 lọ thực phẩm chức năng các loại dạng viên nang; 27,5kg vỏ hộp, tem nhãn hàng hóa. Các sản phẩm của công ty này gồm Shark Cartilage Complex Blend-Allnature, Liquid Calcium plus Vitamin D3-Allnature và Super Omega3 Fish Oil Epa/DHA Allnature.

Các sản phẩm trên đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, được

công ty nhập về rồi dán nhãn mác của công ty thể hiện sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, từ mã vạch tới thông tin sản phẩm

(Nguồn: VnMedia)
  • Duyên Duyên