THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 September 2011

Cảng biển Việt Nam: Xây 10 xài được 2, 3

Việc quy hoạch, xây dựng tràn lan và đầu tư không có trọng điểm khiến hàng loạt cảng biển bị “phơi sương”, lãng phí hàng ngàn tỉ đồng.
“Cục Hàng hải VN cần đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ngừng cung cấp tài chính cho các cảng biển đang xây dựng tràn lan hoặc các cảng biển không có hàng thông qua để lấp đầy hàng tại các khu vực cảng trọng điểm”. Đó là kiến nghị của đại diện các hãng tàu biển tại Hội nghị Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác cảng biển quốc tế tại khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu diễn ra tại TP Vũng Tàu hôm 29/9.

Dư thừa công suất

Ông Hồ Kim Lân, Tổng Thư ký Hiệp hội Cảng biển VN, cho biết hiện cả nước có 56 cảng biển các loại, nếu tính cả cảng chuyên dùng có khoảng 170 cảng. Hầu như các tỉnh, thành ven biển đều đầu tư xây cảng biển.

“Việc đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, không đánh giá đúng lượng hàng thông qua khiến nhiều cảng biển chỉ hoạt động được 20%-30% công suất. Với các cảng biển loại nhỏ, công nghệ lạc hậu không đủ sức cạnh tranh giành nguồn hàng thì việc “trùm mền” là tất yếu. Còn cảng biển mới được xây dựng có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài thì đang xảy ra tình trạng dư thừa công suất thiết kế” - ông Lân cho biết.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng - Kỹ thuật biển (Portcoast), tuy số lượng cảng biển của Việt Nam nhiều nhưng chủ yếu vẫn là các loại cảng nhỏ, năng lực bốc xếp có hạn. Trong khi đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng container và bến cảng container đang tăng cao.

Ông cho biết: “Cảng biển VN phân bố manh mún, nếu tập trung các bến cảng này trong một khu vực cảng lớn với năng lực bốc xếp hiện đại thì sẽ giảm rất nhiều chi phí”.

Đại diện một cảng biển miền Trung cho hay việc xây dựng cảng biển đã trở thành “trào lưu” nên nhiều tỉnh, thành đã cấp phép xây dựng cảng biển mà không đánh giá đúng nhu cầu thực tiễn của địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT), nói: “Dường như có “sự hồ hởi thái quá” từ phía Chính phủ, cơ quan quản lý và các nhà đầu tư trong việc quy hoạch và cấp phép xây dựng cảng biển. Sau khi việc cấp phép xây dựng cảng biển được phân cấp về cho địa phương đã xảy ra tình trạng cấp phép đầu tư cảng biển “thông thoáng” theo hướng chiều lòng tất cả nhà đầu tư”.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng chậm trễ khiến hoạt động các cảng bị ảnh hưởng.

Càng xây, càng… ế!

Cũng theo ông Kỳ, nếu không dẹp bỏ tình trạng xây cảng tràn lan thì nhiều cảng hiện đại như CMIT sẽ bị dẹp bỏ do thua lỗ. Ông dẫn ra một thực tế: “Thời gian tới, tại khu vực cụm cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ có thêm nhiều cảng mới được xây dựng và đi vào hoạt động như SSIT, ODA, Gemalink… Trong khi đó, lượng hàng tập trung về khu vực này đang có chiều hướng suy giảm nên việc xảy ra tình trạng cạnh tranh giá giữa các cảng là tất yếu”.

Theo ông Kỳ, khi xảy ra cạnh tranh, các hãng tàu nước ngoài là những đối tượng được lợi trong khi các cảng biển VN lâm vào tình trạng thua lỗ. Nhiều DN đầu tư hàng chục triệu USD để xây cảng lớn, sử dụng công nghệ hiện đại nhưng bị chính các cảng nhỏ quanh khu vực cạnh tranh bằng cách phá giá để hút hàng về. Mới đây, một số hãng tàu mẹ đã ngừng cập cảng VN làm hàng với lý do lượng hàng không đáp ứng đủ và chất lượng cảng biển không bảo đảm.

Đại diện một cảng biển ở khu vực Cái Mép - Thị Vải cho biết: “Nên hạn chế việc cấp phép đầu tư cảng biển tại các địa phương không có nhu cầu thực tế. Ví dụ, cảng Vân Phong (Khánh Hòa) 20 năm nữa xây dựng vẫn chưa trễ do nhu cầu thông qua hàng tại đây chưa có”. Phía hãng tàu cũng kiến nghị Cục Hàng hải VN đề xuất với Thủ tướng ngừng cung cấp tài chính cho các dự án cảng biển đang xây dựng tràn lan hoặc cảng biển không có hàng thông qua để lấp đầy hàng tại các khu cảng trọng tâm.

Thiếu đồng bộ

Theo ông Hồ Kim Lân, Tổng Thư ký Hiệp hội Cảng biển VN, lâu nay việc đầu tư cảng biển đã không chú trọng đến hệ thống giao thông kết nối cảng khiến nhiều cảng biển rơi vào thế bị “cô lập”. “Hầu hết các trục đường giao thông nối với cảng biển đang xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các cảng. Hiệp hội Cảng biển VN đã có kiến nghị gửi Chính phủ và các bộ, ngành sớm khắc phục tình trạng này” - ông cho biết.

Theo ông Doãn Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học kinh tế biển TP.HCM, cảng biển VN hầu hết nằm sâu trong đất liền, luồng vào cảng dài, hẹp, độ sâu hạn chế và bị sa bồi nên hạn chế kích cỡ tàu vào cảng, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt ở các cụm cảng chính là cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân và khu vực cảng biển TP.HCM.

Ngoài ra, do các cảng đều ở gần các trung tâm dân cư nên thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông. Một số cảng ô tô chỉ được phép hoạt động về đêm như Tân Cảng, Bến Nghé, Tân Thuận... dẫn đến năng lực khai thác cảng bị hạn chế nghiêm trọng. Hệ thống đường sắt nối cảng chỉ mới duy nhất có ở cảng Hải Phòng nhưng do đường đơn và việc vận chuyển hàng hóa cũng chỉ được thực hiện vào ban đêm nên hiệu quả hỗ trợ không cao.

Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Ngọc Huệ cho biết trước mắt Cục triển khai dự án nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải từ -14m đến -16m để có thể tiếp nhận các tàu hàng trọng tải lớn, hoàn chỉnh hệ thống giao thông kết nối cảng.

52 là số cảng biển chỉ tính riêng ở khu vực cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, trong đó có 24 cảng đã đi vào hoạt động như CMIT, SP-PSA, SITV, Tân Cảng Cái Mép… Hiện 27 dự án xây cảng biển mới đang được xây dựng cùng một trung tâm Logistics tại cảng Cái Mép Hạ.

Hiện hệ thống giao thông ở khu vực liên cảng Cái Mép - Thị Vải dài hơn 25 km, chạy sau lưng các cảng lớn như: SP-PSAM, CMIT… đang thi công dở dang, nhiều tuyến đường ngập lún. Đây được xem như tuyến đường bộ huyết mạch nối các cảng biển với các đầu mối giao thông quan trọng như quốc lộ 51, đường cao tốc Vũng Tàu - Biên Hòa… nhưng việc đầu tư xây dựng hạ tầng chậm trễ, kéo dài khiến hoạt động các cảng bị ảnh hưởng.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng - Kỹ thuật biển (Portcoast)

Theo Tấn Tài
Pháp Luật TPHCM

Tâm bão đang đổ bộ vào đất liền với cường độ cấp 9, 10

(Dân trí) - Vào lúc 11h trưa nay, tâm bão số 5 đã vào đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng với cường độ mạnh, cấp 9, 10. Vào đất liền, bão còn tương tác với khối không khí lạnh khiến cường độ gió càng tăng cao.
 >>  Dừng các hoạt động trên biển, khẩn cấp di dời dân tránh bão
 >>  Liên tục cập nhật tin bão

Hình ảnh về bão số 5 chụp qua vệ tinh. (Ảnh:NCHMF)  
 
Theo tin báo mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, ở đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 10), giật cấp 13; đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Cửa Ông (Quảng Ninh) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 13; Phủ Liễn (Hải Phòng) có gió mạnh cấp, giật cấp 9; Thái Bình có gió mạnh cấp, giật cấp 8. Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, với lượng mưa phổ biến 20 - 50mm; một số nơi có mưa to hơn như Cô Tô 119mm; Móng Cái 97mm; Cửa Ông (Quảng Ninh) 114mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 103mm….
 
“Bão số 5 đã đổ bộ vào giữa Quảng Ninh - Hải Phòng, giữ nguyên cấp gió. Như vậy từ trưa nay, bão bắt đầu đi sâu vào đất liền các tỉnh  Quảng Ninh - Hải Phòng, suy yếu dần  thành vùng áp thấp và tiếp tục đi qua Hải Dương, Bắc Ninh Hà Nội, sức gió giảm dần còn cấp 6, cấp 7. Mưa tại Hà Nội sẽ tiếp diễn với cường độ vừa phải trong 1 - 2 ngày nên khó có khả năng xảy ra ngập úng diện rộng trên địa bàn thành phố” - ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, cho biết.
 
Tin tâm bão số 5 đã đổ bộ vào đất liền lúc 11h trưa nay (theo VTV1 - ĐTHVN)
  
Dự báo đến 22h đêm nay, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Việt Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
 
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, vùng áp thấp này tiếp tục đi sâu vào đất liền suy yếu và tan dần.
 
Cũng theo cơ quan khí tượng, do ảnh hưởng của bão ở vịnh Bắc Bộ ngày hôm nay còn có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 2 - 4 mét. Riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.  
 

Sơ tán người dân đi tránh bão ở Hải Phòng (Ảnh: Thế Cường)

Trưa nay tâm bão đổ vào Quảng Ninh - Hải Phòng. (Ảnh: NCHMF)
 
Ghi nhận của PV Dân trí vào lúc gần 11 giờ trưa nay, dấu hiệu đổ bộ của cơn bão đã gây ảnh hưởng tại Hải Phòng. Ở khu vực trung tâm TP Hải Phòng đã có mưa lớn kèm gió giật từ cấp 5 lên đến cấp 8. Người dân TP đang hối hả chuẩn bị công tác chằng chống, gia cố nhà cửa cũng như các công trình liên quan để đề phòng bão đổ bộ. 
Cùng thời điểm, tại vùng ven biển quận Đồ Sơn, sóng biển đã dần mạnh lên kèm theo mưa và gió giật lên đến trên cấp 7. Tại Đồ Sơn, các khu vực xung yếu đã được UBND quận tổ chức di dời người dân đến khu vực tránh bão an toàn. Hầu hết các cửa hàng, nhà nghỉ và nhiều hộ dân sinh sống đều đã thực hiện việc đóng kín cửa từ 21 giờ đêm qua 29/9.  
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hồi 4h giờ sáng nay (30/9), vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 170km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14.
 
“Bão đang hướng về Hải Phòng - Quảng Ninh, dự báo đến trưa nay, tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh này, sức gió giật cấp 11, cấp 12. Tại Hà Nội, đến trưa nay, sẽ có gió giật cấp 6, cấp 7. Tuy nhiên, không như dự báo ban đầu, Hà Nội sẽ không diễn ra mưa to mà chỉ có mưa vừa, kết hợp với không khí lạnh”- ông Lê Thanh Hải, PGĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết.
 
Tin cập nhật về cơn bão số 5 lúc 10h sáng ngày 30/9
(Hình ảnh ghi từ kênh VTV1 - Đài THVN)
Theo cơ quan khí tượng, dự báo, đến 16 giờ chiều nay, tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp.
Theo báo cáo của Ủy ban Phòng chống lụt bão TƯ, đến 6h sáng nay đã thông báo kêu gọi được gần 40.000 tàu thuyền với gần 180.000 người neo đậu, vào nơi trú ẩn an toàn.
 
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu đặt tính mạng nhân dân lên hàng đầu
 
Sáng nay 30/9, ngay sau cuộc họp khẩn cấp với UBND TP Hải Phòng, Đoàn kiểm tra công tác phòng chống bão do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu đã trực tiếp đi kiểm tra công tác di dân, phòng chống bão tại các khu vực xung yếu trên địa bàn. 
Để chủ động đón bão, các ngành, địa phương, lực lượng vũ trang đã chuẩn bị lực lượng xung kích hộ đê, PCLB - TKCN với gần 31.900 người cùng nhiều vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi bão lớn đổ bộ. Việc chống ngập úng, bảo vệ hoa màu, đặc biệt là diện tích lúa đang chín cũng được các địa phương thông báo cho bà con nông dân chú trọng.
 
Cuộc họp khẩn giữa Phó Thủ tướng với UBND TP Hải Phòng sáng 30/9. (Ảnh: Thế Cường)
Theo báo cáo từ Ban chỉ huy PCLB Hải Phòng, tính đến hơn 9 giờ sáng nay 30/9, đã có trên 9.000 người dân được di dời đến nơi an toàn, tất cả các tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn. TP đã ban hành lệnh chính thức ngừng tất cả các hoạt động trên khu vực biển Đồ Sơn và các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ…
Hiện công tác di dân đang được các cơ quan chức năng TP Hải Phòng gấp rút thực hiện đảm bảo hoàn tất việc di dời người dân từ khu vực xung yếu ảnh hưởng bão vào trú ẩn tránh bão an toàn trước 10 giờ sáng nay 30/9.
Phát biểu tại cuộc họp khẩn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo: trong mọi tình huống, hoàn cảnh, không nên chủ quan với tình hình bão lũ. Phải đặt vấn đề tính mạng an toàn của người dân lên hàng đầu.
 
 
Đoàn công tác của Phó thủ tướng kiểm tra tại điểm kè Đê biển số 1 quận Đồ Sơn. (Ảnh: Thế Cường)
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Thà sơ tán nhầm dân, còn hơn là để người dân phải chịu thiệt hại do hậu quả từ bão gây nên”. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu UBND TP Hải Phòng và các đơn vị chức năng liên quan phải tính toán đến việc giảm thiểu các phiền hà liên quan đến người dân trong việc phòng chống bão.
Phó Thủ tướng cho rằng, dù tâm lý của lãnh đạo địa phương và người dân là sợ phải sơ tán, do tâm lý chưa chắc chắn là bão có vào gây ảnh hưởng hay không, nhưng trong điều kiện bão đang tiến vào Vịnh Bắc Bộ thì không biết là nguy hiểm mức độ nào. Phó Thủ tướng yêu cầu, UBND TP Hải Phòng phải thấm nhuần công tác vì người dân là số 1, vì thế điều kiện bắt buộc là phải di dân để đảm bảo an toàn về tính mạng cũng như tài sản của người dân, nếu người dân nào không chấp hành di dời tránh bão thì sẽ phải tiến hành cưỡng chế ngay.
 
Điểm trú ẩn tàu thuyền tránh bão tại quận Đồ Sơn (Ảnh: Thế Cường)
Cũng theo ông Hải, trong khi cơn bão số 5 đang tiến sát đất liền thì ngoài khơi đang xuất hiện cơn bão số 6; hai cơn bão này tương tác với nhau tạo ra mưa lớn. Vì vậy cần đề phòng mưa sau bão.
Ngay trong buổi sáng 30/9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiến hành thị sát kiểm tra việc di dân và một số địa điểm đê xung yếu: đê bao biển 1 - quận Đồ Sơn, đê Đoạn Xá, huyện Kiến Thụy và huyện Thủy Nguyên. 
 
Nhóm PV

PICS - Cười VN thì chẳng bao giờ hết dưới chế độ VC


Băng Vệ Sinh = Sanitary Napkin
Nhà Vệ Sinh = Sanitary House
Giấy Vệ Sinh = Sanitary Paper

Không Sao Đâu = No Star Where

Chịu Sao Nổi? = Agree Star Float?

Xí quên cái vụ ...
Thùng Rác ... là DUST BOX nữa

(Hình chụp được tại nhà vệ sinh của ...
CẢNG HÀNG KHÔNG ... TÂN SƠN NHẤT ... đó nha)
 
 

Khi tìm nhà ai, người ta vẫn tưởng họ là NGƯỜI QUEN
Đến khi mất xe mới hay họ vẫn chỉ là NGƯỜI LẠ

****
Băng keo tờ giấy còn dính mấy chùm tóc. Chắc là của NẠN NHÂN ...ăn gậy vô đầu

Đúng là xóm văn hóa


KHÔI PHỤC TRINH TIẾT ... trong 5 PHÚT - giá 30 USD (tương đương khoảng 630.000 VNĐ)

Trang web HymenShop.com quảng cáo như sau:

“Hôn TẠM BIỆT bí mật của bạn

và làm đám cưới 1 cách TỰ TIN.
Đêm ĐẦU TIÊN sẽ có thể trở lại BẤT CỨ LÚC NÀO!"

BÌNH:
Chỉ TẠM BIỆT thui nha. Khi nào người chồng muốn PHÁ TRINH nữa cứ nói ... giống như nên sinh nhật THỔI rồi CHÁY LẠI ... Thổi cho mà MÓM MỎ luôn

TỰ TIN thiệt lun đúng là TRÍ TỆ ...



Đồng chí tránh ra cho tôi áp dụng THIẾT BỊ MỚI (ống bơm).
Thời kỳ HIỆN ĐẠI HOÁ XHCN mà còn THỔI BÁNH XE à ...?


 

 
 Tiếng Việt đang là NGOẠI NGỮ CHÍNH trong các nhà hàng bên THÁI LAN

Nếu không ... Các nhà hàng Bao Bụng bị PHÁ SẢN ...


 
 TIẾNG VIỆT đang là NGOẠI NGỮ CHÍNH của NƯỚC LÀO ...
Nếu không ... Nước Lào thành NƯỚC TIỂU ...


 
 Phòng CẢI TỬ HỒI SINH ...
Sao hông cho BÁC vô đây?
Hay là SỢ BÁC sống lại ... QUẬY thêm?


 
 Dám khinh CHÓ vậy à ...
Thiệt là MẮC DỊT


 
 TOÁN ĐỐ LỚP HAI:
Trong một cuộc THI HOA HẬU có MỘT thí sinh, xin cho biết có bao nhiêu người đoạt giải Á HẬU?


 
 Ông này suốt đời không cần đãi tiệc sinh nhật

 
 Bác sĩ THẦN KINH ... HỒ TỐNG TIỄN có phòng mạch trên đường TRẦN HUY LIỆU ... số 88 thì ĐÚNG QUÁ.
Ông Trần Huy Liệu ... GIAO CẤU ra chuyện LÊ VĂN TÁM làm cả đám tin theo bây giờ bị ... THẦN KINH ... hết ráo.

 
 Muốn Bỏ Rượu mà đi gặp ông ĐỊNH thì chừng nào bỏ được?
Ông này tên ĐỊNH chứ có phải tên LÀM đâu?


 
 Chè KHÚC BẠCH của Nhà Hàng HOÀNG TY
Không biết có phải của cậu HOÀNG TY con PHAN VĂN KHẢI không?
Mà nếu có phải đi chăng nữa, thì cậu này giỏi về GÁI với CỜ BẠC chứ ăn hết CHÈ THẾ GIỚI bao giờ mà NỔ vậy ta?


 
 Công An TUYÊN BỐ:
- Khoá xe VẪN MẤT
Vậy ĐỂ XE TRẬT TỰ cho CÔNG AN dễ phân lô mà đem bán hả?


 
 Phở Hà Nội Xưa ... THÂT TRUYỀN mà nó còn bán được?
Khác nào quảng cáo
Trẻ sơ sinh của THIẾU PHỤ MÃN KINH


 
 Chỉ cần cái NÓN LÁ úp lại cái nhúm cỏ bên dưới chân bảng là được rồi...
Có cần cái bảng to đùng vậy không?


 
 Cần gì viết bảng này ...
Trồng XƯƠNG RỒNG thì đố đứa nào NGỒI ĐƯỢC ... mà ỈA ...


 
 "Đi về đâu hỡi em, khi trong lòng không chút nắng...!!!"
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ ...

Từ ấy tới nay NẮNG TẮT mịa rồi ...
Đành đưa CÁC EM ... VÔ TRẠI ... cho CƯU NGHIẾN
— with Diemhang Nguyen.

 
 Hôm qua đọc phần thông báo tuyển dụng trên báo THANH NIÊN mới thấy BÁC HỒ SỐNG MÃI ...
CÓ KINH là một trong những TỐ CHẤT quan trọng để hoàn thành công tác được giao. Ngày xưa khi gặp các cháu cán bộ nữ từ Miền Nam ra, Bác đã hỏi ngay:
- Lúc này KINH NGUYỆT các cháu có đều không?


 
 Có PHỤ ĐỀ Việt Ngữ ...
Đừng làm bộ DỐT ... với chúng ông!


 
 Chuyện NHÀ ... thì NHÁT
Chuyện CHÚ BÁC ... thì SIÊNG
Đảng này NÓ ĐIÊN

 
 HAI BÀ TRƯNG đánh giặc NGOẠI XÂM?

Giặc Ngoại Xâm có thể là Giặc Tây, Giặc Mỹ không thể là Giặc Tàu ...
Vì Giặc Tàu ngày nay nếu có thì không gọi là GIẶC NGOẠI XÂM được mà phải gọi là ...


 
Ngoài cái chuyện THẠC
BÙI mà TRỊ được ĐIÊN cần phải có thời gian để chứng minh bằng Y Khoa ra, thì cái chuyện
Dạy Nhạc mà phải mang CÔNG AN ra hù thì rõ ràng câu
Nhất THÂN Nhì THẾ
được Thạc Sĩ này áp dụng QUÁ là TRIỆT ĐỂ ...

Gia hạn giấy chứng nhận hành nghề y tư nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 87/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (KCB), có hiệu lực từ 15.11.2011.
 Theo đó, việc cấp phép hoạt động KCB đối với các cơ sở y tế của Nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế chậm nhất hoàn thành vào 31.12.2015. Việc cấp chứng chỉ hành nghề cho người làm việc trong các cơ sở y tế nhà nước chậm nhất  31.12.2013.
Riêng các cơ sở khám chữa bệnh y tế tư nhân, đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề theo Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân có giá trị sử dụng đến 31.12.2010 được tiếp tục hoạt động đến trước 31.12.2012. Thời hạn này cũng áp dụng cho người hành nghề KCB tư nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề có giá trị trước hoặc sau 31.12.2010.
Liên Châu

16 người chết do ăn dưa lưới nhiễm khuẩn ở Mỹ

(TNO) Đã có 16 người chết do ăn dưa lưới nhiễm khuẩn listeria tại Mỹ được các cơ quan y tế nước này xác nhận. Đây là một trong những cơn khủng hoảng thực phẩm nhiễm khuẩn chết người tồi tệ nhất tại Mỹ trong một thập niên qua.


AP đưa tin, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm nay (29.9), công bố đã phát hiện 72 trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn listeria tại 18 bang của nước Mỹ. Trong đó, có 13 trường hợp tử vong. Còn 3 trường hợp tử vong khác có thể cũng liên quan đến vi khuẩn listeria trong dưa lưới đang được chính quyền địa phương điều tra.
 
Dưa lưới được trồng tại một trang trại ở Mỹ - Ảnh: Reuters
AP dẫn lời Tiến sĩ Robert Tauxe, đại diện CDC nhận định, số người nhiễm bệnh và tử vong có thể tiếp tục tăng trong các tuần tiếp theo vì các triệu chứng nhiễm khuẩn listeria không bộc phát ngay lập tức trên người bệnh. Vi khuẩn listeria có thời gian ủ bệnh bốn tuần hoặc hơn sau khi một người ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn.
Thế nên "rất khó để tìm nguồn gốc của dịch bệnh. Vì hầu hết mọi người không nhớ những gì họ đã ăn trong hai tháng qua", Giáo sư Martin Wiedmann, ĐH Cornell (New York, Mỹ) trả lời Reuters.
Theo thông tin của Reuters, lô hàng dưa lưới nhiễm khuẩn listeria có nguồn gốc từ trang trại Jensen, ở Colorado (Mỹ), được phân phối ra thị trường trong khoảng thời gian từ 29.7 - 10.9 năm nay.

Vi khuẩn listeria nhìn dưới kính hiển vi - Ảnh: Reuters

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, số dưa lưới bị phát hiện nhiễm khuẩn listeria được thu hồi có dán nhãn "Colorado Grown", phân phối bởi Frontera Produce, Jensenfarms.com và Sweet Rocky Fords. FDA vẫn đang tiếp tục điều tra nguồn gốc và diễn biến dịch bệnh.

Có khoảng 800 trường hợp nhiễm khuẩn listeria được phát hiện mỗi năm tại Mỹ, theo CDC. Hầu hết, các trường hợp nhiễm khuẩn listeria được phát hiện ở trong thịt và phô-mai.

Vào năm 1998, đã có 21 người chết trong một đợt bùng phát dịch bệnh do listeria nhiễm độc trong hot-dog và thịt gây ra.

Trước đó vào năm 1985, cũng có một đợt bùng phát bệnh từ listeria có trong phô-mai, làm 52 người tử vong. 

Listeria là một loại vi khuẩn được tìm thấy trong đất và nước, có thể ký sinh được trên động vật. Nó thường được tìm thấy trong thịt chế biến, làm hỏng thịt và sống ở đó trong một thời gian dài.
Listeria cũng có thể được tìm thấy trong các loại phô-mai và sữa chưa được tiệt trùng. Loại vi khuẩn này chưa được tìm thấy trong dưa lưới trước đây. Nhưng đã có một vài đợt dịch listeria trong trái cây và rau quả khác (như cần tây) trong những năm gần đây.
Một người bị vi khuẩn listeria có thể sốt, đau cơ, các triệu chứng tiêu hóa và thậm chí tử vong. Tỉ lệ tử vong do vi khuẩn này gây ra là 1/5 (cứ 5 người nhiễm khuẩn thì có một người chết).

Nguyên Mi

200 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm


Sau buổi cơm trưa, hơn 200 học sinh trường tiểu học bán trú Phan Chu Trinh ở phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, đồng loạt xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn ói và khó thở… phải đi cấp cứu.

Trưa 29/9, khoảng một tiếng đồng hồ sau khi ăn cơm trưa, các học sinh lần lượt xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn ói, một số em mệt lả người. Ngay lập tức nhà trường đã huy động thầy cô đưa các em đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Thuận An gần đó.

Nhiều học sinh ngộ độc nên phòng cấp cứu quá tải.
Nhiều học sinh ngộ độc nên phòng cấp cứu bệnh viện Thuận An quá tải. Ảnh: Kiều Trang

Số lượng học sinh cần kiểm tra quá đông, một số em hoảng sợ la khóc. Vì vậy lực lượng chức năng của địa phương đã hỗ trợ, dùng xe máy đưa các em nhập viện. Nhiều phụ huynh hay tin đổ về trường để tự mình đưa con em đi cấp cứu khiến bệnh viện trở nên hỗn loạn. Do đó cảnh sát 113, công an phường và dân phòng, dân quân đã tổ chức tái lập trật tự khu vực cấp cứu để tạo không gian thoáng mát cho các y bác sĩ tổ chức khám, điều trị cho các em.

Em bé này quá hoảng sợ nên khóc nức nở, được các bạn an ủi.
Em bé này quá hoảng sợ nên khóc nức nở, được các bạn an ủi. Ảnh: Kiều Trang

Đến chiều, hầu hết các trường hợp bị nhẹ sau khi kiểm tra và cho thuốc đã được cho về nhà tiếp tục theo dõi. Riêng các ca nặng, các bác sĩ lấy máu làm xét nghiệm, truyền dịch.

Học sinh cho biết, bữa cơm trưa có khẩu phần gồm cá kho, canh mướp nấu với rau dền… Nhiều phụ huynh nói chi phí mỗi suất ăn trưa cho các em là 17.000 đồng, thường các cháu về nhà kể cơm và thức ăn rất khó nuốt.

Người nhà lo lắng.
Người nhà lo lắng túc trực ở khu vực cấp cứu khiến bệnh viện hỗn loạn. Ảnh: Kiều Trang

Chiều cùng ngày, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm, đồng thời thu mẫu thức ăn tại bếp ăn của trường để tiến hành xét nghiệm làm rõ nguyên nhân học sinh ngộ độc tập thể.

Nguyệt Triều - Kiều Trang

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh Trung Quốc?????


29/09/2011 19:49:09
 - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 62 Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/2011), lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi điện mừng tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN

Theo đó, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gửi điện mừng tới Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ngô Bang Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ôn Gia Bảo.

Trong điện mừng, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong 62 năm qua, đặc biệt là trong hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa; bày tỏ vui mừng trước sự phát triển không ngừng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức quý trọng tình hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc anh em và sẵn sàng cùng phía Trung Quốc không ngừng nỗ lực để củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước. 

Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện mừng tới Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì.
 
PV

Trung Quốc đáng tin đến mức nào?


2011-09-29

Hồi đầu tháng 9, nhân kỷ niệm 90 năm thành lập đảng cộng sản Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc công bố bạch thư khẳng định lập trường của Trung Quốc muốn phát triển hòa bình.

AFP photo

Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại lễ đường nhân dân TQ hôm 01/7/2011

Liệu điều này có ý nghĩa thế nào với thế giới nhất là khi những xung đột về quyền lợi và lãnh thổ vẫn đang tồn tại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng? 

Nói một đằng làm một nẻo

Với bức bạch thư công bố hôm mùng 6 tháng 9 vừa qua, Trung Quốc khẳng định sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình, cam kết gìn giữ hòa bình thế giới và thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng chung của tất cả mọi quốc gia. Thế nhưng vẫn còn những nghi ngờ về mong muốn hòa bình này của Trung Quốc, đặc biệt là đối với các nước hiện đang có tranh chấp với Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.  
Cựu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh hồi những năm 1970, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhận xét:

"Tôi nói là đừng vội nghe lời người Trung Quốc nói, hãy xem việc làm người ta làm, thường là họ nói một đằng làm một nẻo nên tôi không tin những lời trong bạch thư của Trung Quốc đâu vì tôi có kinh nghiệm rằng họ nói thì hữu nghị nhưng họ làm thì rất tai hại cho các đối tác." 
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng bạch thư này chỉ nhằm mục đích trấn an lo ngại của thế giới về sự lớn mạnh của Trung Quốc mà thôi. 

Trung Quốc hiện đang có tranh chấp về lãnh hải trên khu vực biển Đông với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Căng thẳng giữa Trung Quốc và hai nước Đông Nam Á là Việt Nam và Philippines xung quanh chủ quyền tại quần đảo Trường Sa ở biển Đông đã tăng cao trong những tháng đầu năm nay.

Tôi không tin những lời trong bạch thư của Trung Quốc đâu vì tôi có kinh nghiệm rằng họ nói thì hữu nghị nhưng họ làm thì rất tai hại cho các đối tác.

TT. Nguyễn Trọng Vĩnh 

Tàu Trung Quốc trong các tháng 3, 5, và tháng 6 liên tục uy hiếp, cắt cáp các tàu thăm dò của Philippines và Việt Nam. Đó là chưa kể, từ nhiều năm nay, những ngư dân của hai nước này đánh bắt cá tại các khu vực tranh chấp gần quần đảo Trường Sa, và Hoàng Sa luôn bị tàu của Trung Quốc đe dọa, đuổi bắt. Nhận xét về những hành động này của Trung Quốc hồi đầu năm nay, giáo sư môn quan hệ quốc tế trường đại học De La Salle, Philippines, ông Renato Cruz de Castro nói:

"Nó cho thấy sự leo thang hơn nữa trong việc khẳng định sức mạnh trên biển của Trung Quốc. Trung Quốc đang muốn cho chúng ta thấy là họ là một cường quốc đang nổi lên và chúng ta phải tôn trọng cái gọi là quyền trên biển của họ cũng như sức mạnh trên biển của họ."

Gần đây nhất, hôm 24 tháng 9 vừa qua, hai tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đi tránh bão tại gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, đã bị tàu Trung Quốc xua đuổi.

Vì quyền lợi cốt lõi

000_Hkg5132146-250.jpg
Ông Phạm Quang Vinh (P) và đối tác Trung Quốc Lin Zhen Min (L) tại buổi họp về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông trên đảo Bali hôm 20/7/2011. AFP
Những nghi ngờ của thế giới về cam kết này của Trung Quốc cũng được phía Trung Quốc nhìn nhận. Chẳng vậy mà vào hôm 15 tháng 9 vừa qua, ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã có bài phát biểu tại Bắc Kinh về quan điểm hòa bình này của bạch thư. Ông trực tiếp đề cập đến sự nghi ngờ của cộng đồng thế giới về cam kết của Trung Quốc và phản ứng của các nước. Ông Đới Bỉnh Quốc khẳng định Trung Quốc sẽ giữ vững lời hứa hòa bình của mình. Ông nói:

"Người dân Trung Quốc đã phải chịu đựng rất nhiều bởi xâm lược nước ngoài và chủ nghĩa thực dân. Qua chiến đấu gian khổ, khó khăn, người dân Trung Quốc cuối cùng đã giành được độc lập, và tự do. Vì vậy không có cách gì mà người Trung Quốc lại muốn người dân các nước khác cũng phải chịu đựng như mình. Lịch sử 5,000 năm của Trung Quốc đã khẳng định sự hòa hợp và hòa bình đầy giá trị này trong suy nghĩ của người Trung Quốc." 

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc nói đến mong muốn chung sống hòa bình, hòa hợp với thế giới. Ngay từ năm 1997, Trung Quốc đã đưa ra ý tưởng mới về an ninh, trong đó có nói đến chủ trương không bắt nạt các nước khác, nhưng mọi sự đã thay đổi với các hành động được cho là hiếu chiến của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc học viện quốc phòng Úc cho biết:

"Từ năm 1997 khi Trung Quốc có ý tưởng mới về an ninh thì có nói là không sử dụng kiểu ngoại giao pháo hạm hay bắt nạt nước khác. Trung Quốc chỉ ra đó là cách hành xử của Mỹ. Trung Quốc cố gắng thuyết phục các nước ASEAN rằng Trung Quốc muốn chung sống hòa bình. Năm ngoái tất cả đã đảo ngược và chống lại Trung Quốc. Trung Quốc mất đi những nước ủng hộ mình trước kia và một lần nữa đặt ra vấn đề về sự đe dọa của Trung Quốc."

Ngay sau khi những xung đột trên khu vực biển Đông lên cao vào hồi đầu năm nay, Trung Quốc cũng vẫn một mực công khai khẳng định cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp, tránh sử dụng mọi vũ lực. Thế giới nhìn nhận đây là những lời sáo rỗng. Giáo sư môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học La Trope, Úc, ông Nick Bisley nhận xét:

Tôi không nghĩ là trong ngắn và trung hạn Trung Quốc sẽ lùi bước khỏi các đòi hỏi về chủ quyền cứng rắn của mình đối với biển.

Ô. Nick Bisley

"Những lời văn hoa mà Trung Quốc đưa ra là hòa bình và sống trong hòa hợp thì hiện chủ yếu vẫn chỉ là văn hoa mà thôi. Thực tế phải nói đến chính sách mà họ theo đuổi để đạt được mục đích này thì lại gây hậu quả cho những nước khác. 

Tôi nghĩ họ biết những điều này nhưng họ lờ đi những hậu quả mà họ gây ra trong các hành động đối với Việt Nam và Philippines. Đối với Trung Quốc đây là một quyền lợi cốt lõi và họ sẽ không từ bỏ quyền lợi này. Tôi không nghĩ là trong ngắn và trung hạn Trung Quốc sẽ lùi bước khỏi các đòi hỏi về chủ quyền cứng rắn của mình đối với biển Đông."

Trung Quốc cũng đã từng gọi biển Đông là quyền lợi cốt lõi của mình tương tự như Tây Tạng và Đài Loan. Và tất nhiên trong bạch thư của mình, Trung Quốc cũng không quên khẳng định quyền lợi cốt lõi trong chủ quyền an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Không chỉ có tranh chấp với các các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hiện Trung Quốc cũng đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Vào hồi đầu tháng 8, Nhật bản công bố sách trắng quốc phòng năm 2011, trong đó bày tỏ những quan ngại trước sự gia tăng các hoạt động hải quân của Trung Quốc. Sách cũng viết rằng khi giải quyết các vấn đề xung đột lợi ích với các nước láng giềng bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc luôn sử dụng cách bắt ép nước khác, gây lo ngại về đường lối chính sách trong tương lai của Bắc Kinh.

Láng giềng lâu năm

000_Del239727-250.jpg
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Wu Shengli (T) và Đô đốc Ấn Độ Sureesh Mehta (P) trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ năm 2008. AFP
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có tranh chấp trên biên giới đất liền và biển Ấn Độ Dương với một quốc gia láng giềng lâu năm khác là Ấn Độ. Gần đây nhất, vào hồi đầu tháng 9, Trung Quốc đã lên tiếng chính thức yêu cầu công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC phải ngưng việc thăm dò dầu khí tại hai lô dầu khí ngoài khơi miền Trung Việt Nam.

Phó đề đốc hải quân Ấn Độ Uday Bhaskar cho rằng những hành động trên thực tế của Trung Quốc đang gây phản ứng lo ngại từ các nước láng giềng:

"Theo tôi thì Trung Quốc biết được những phản ứng gì sẽ đến từ những nước láng giềng. Các anh cứ nói về sự lớn mạnh hòa bình nhưng các nước láng giềng không tin anh. Liệu láng giềng lo lắng về anh hay không khi việc anh làm đi ngược lại điều anh nói về sự lớn mạnh hòa bình. Sự lớn mạnh của Trung Quốc tạo lo ngại cho khu vực." 

Vậy cam kết phát triển hòa bình trong bạch thư lần này có phải là một lời sáo rỗng giống như những lời tuyên bố trước đây của Trung Quốc? Người đại diện chính phủ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc nói:

Trung Quốc đang muốn cho chúng ta thấy là họ là một cường quốc đang nổi lên và chúng ta phải tôn trọng cái gọi là quyền trên biển của họ cũng như sức mạnh trên biển của họ.

Ô. Cruz de Castro

"Câu trả lời là không. Phát triển hòa bình là một cam kết mạnh mẽ của đảng cộng sản Trung Quốc, nhà nước và người dân Trung Quốc. Nó cho thấy chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc cũng như chiến lược phát triển quốc gia, được biến thành hành động cụ thể. Phát triển hòa bình có nghĩa là về đối nội Trung Quốc tìm kiếm sự hòa hợp và phát triển, về đối ngoại Trung Quốc theo đuổi hòa bình và hợp tác."

Sau khi bạch thư được công bố, một đại diện thuộc đảng cầm quyền tại Đài Loan nói với báo giới nước này rằng những gì đưa ra trong bạch thư hoàn toàn chẳng có gì mới. Điều mà thế giới quan tâm nhất lúc này là liệu Trung Quốc có thể làm gì để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông đúng như những gì được đưa ra trong bạch thư.

‘Con ông cháu cha’ trong cách nhìn của Mỹ


Con cái ông Dũng, con cái ông Duẩn

http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif


Hà Giang
WESTMINSTER -Nhiều công điện do Wikileaks tiết lộ cho thấy không chỉ bản thân những nhân vật lãnh đạo cấp cao của nhà cầm quyền CSVN được Hoa Kỳ chiếu cố, mà cả con cái của họ cũng không thoát khỏi "radar" của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng, được giao trách nhiệm giám đốc đầu tư Vietnam Holding Asset Management, quản trị số vốn $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ, lúc mới 25 tuổi. 
Trong công điện ngày 26 tháng 12, 2006, gởi cho bộ Ngoại Giao ở Washington D.C., Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ông Seth Winnick đã tóm lược những tin tức thu nhặt được về ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. (Công điện viết tên ông thủ tướng là "Dzũng" thay vì "Dũng" - NV).
Công điện viết, ngụ ý, Tổng Thống Bush đã "bắt nọn" ông Dũng khi đột nhiên đề cập đến mối quan hệ giữa các con ông Dũng với phía Hoa Kỳ. Còn về phía ông Dũng, vẫn theo ghi nhận của công điện, ông ta "tìm cách lảng tránh, hoặc hạ thấp tầm quan trọng của quan hệ ấy (giữa con cái ông ta với Hoa Kỳ)."
Công điện viết về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống (Bush) và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị thượng đỉnh APEC: "Theo một nguồn tin đáng tin cậy ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Tướng Dũng giật mình khi Tổng Thống Bush hỏi han về việc học hành cũng như những liên hệ khác của các con ông tại Hoa Kỳ."
Lý do, theo công điện, là vì tại Việt Nam, tin tức cá nhân và cả sinh hoạt của thân nhân các viên chức cao cấp chính quyền được xem là "nhạy cảm."
Thế nhưng, các công điện tường trình khá đầy đủ về 3 người con của Nguyễn Tấn Dũng cho thấy những gì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần biết, họ đều biết.
Cậu ấm, cô chiêu
Công điện viết rõ, con trai cả của Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1977, lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (structural engineering) từ George Washington University, và sau khi tốt nghiệp đã trở về Việt Nam giảng dạy tại khoa Xây Dựng của Ðại Học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Vợ tương lai của Nghị, một cô gái gốc Hà Nội, cũng là một du học sinh tại George Washington University, nơi hai người gặp nhau. Họ làm đám cưới sau khi trở lại Việt Nam.
Dư luận cho rằng "cậu ấm" Nghị sau này sẽ lãnh đạo một trong những tập đoàn ngành xây dựng nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh, và cũng có liên hệ mật thiết với công ty Bitexco, một công ty tư nhân đảm trách việc xây cất một số tòa nhà chọc trời tại Hà Nội và Sài Gòn. Tầm hoạt động của Bitexco còn gồm cả ngành đóng chai, dệt và các công trình thủy điện.
Công điện nêu rõ là vào những năm 2001 và 2002, Nghị vừa nắm đầu ngành giao tế vừa là "quản lý dự án" của Bitexco.
Ðoạn dưới đây của công điện "xác nhận một nguồn tin" về cô con gái rượu của Thủ Tướng Dũng, tên Nguyễn Thanh Phượng. Nội dung công điện cho thấy, khi Hoa Kỳ quan tâm, họ quan tâm tất cả mọi chuyện về đối tượng, kể cả chuyện tình cảm.
Công điện ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, khi cô Phượng đến xin Visa vào Mỹ.
"Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, Phượng xác nhận tin cô đang hẹn hò với một người Mỹ gốc Việt cùng làm việc trong ngành tài chánh hiện đang phát triển mạnh tại Việt Nam."
Về học vấn của Nguyễn Thanh Phượng, công điện của tổng lãnh sự tại Sài Gòn cho biết, sau khi tốt nghiệp tại "trường trung học danh tiếng Sài Gòn, Marie Curie" năm 1995, Phượng tốt nghiệp cử nhân Ðại Học Kinh Tế Quốc Gia tại Hà Nội năm 2001, và học cao học tại Học Viện Quốc Tế Geneva (International University in Geneva), Thụy Sĩ, "một trường liên kết với Michigan State University, và chỉ đến thăm Hoa Kỳ trong vòng 2 tuần vào năm 2004 để nhận bằng tốt nghiệp từ Michigan State University."
Cũng trong buổi nói chuyện trên, Phượng xác nhận em trai cô, là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1990, hiện đang học trung học ở Anh Quốc và dự định sẽ theo ngành truyền thông.
Con ông cháu cha
So sánh 3 người con của ông Dũng, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick tỏ ra có cảm tình với Phượng. Ông viết: "Phượng giống cha như đúc, và dường như trong ba người con ông thủ tướng, Phượng là người năng động nhất. Trong câu chuyện với chúng tôi, cô tỏ ra cởi mở, tò mò, và chăm chú. Rõ ràng cô là một người có tài."
Vẫn theo nhận xét của Tổng Lãnh Sự Seth Winnick thì con đường sự nghiệp thênh thang rộng mở của Phượng, và của anh em Phượng, hiển nhiên là được đưa đến từ thân thế của họ.
Ông viết tiếp: "Tuy thế, việc thăng tiến vượt trội của Phượng, và những cánh cửa rộng mở đón chào Phượng và anh em của cô," là "bằng chứng cho thấy cách thức mà tầng lớp lãnh đạo (Việt Nam) bảo đảm cho con cái họ những vị trí đầy lợi thế về giáo dục, chính trị và cả kinh tế."
Công điện đơn cử một vài ví dụ"Tháng Giêng năm 2006, lúc mới hơn 25 tuổi, Phượng đã là giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị vốn đầu tư $112 triệu của các nhà đầu tư Thụy Sĩ. Ðến tháng 11 cùng năm, Phượng lên làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Ðầu Tư Chứng Khoán Bản Việt-Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, được viết ngắn gọn là Công Ty Quỹ Ðầu Tư Bản Việt hoặc VCFM với nhiều trăm tỉ đồng Việt Nam đến từ các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân Việt Nam."
Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn không lồ như thế cho một người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm như Phượng?
Tổng Lãnh Sự Seth Winnick trả lời câu hỏi này thay cho lời kết của công điện: "Tất nhiên, về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản lý, là một điều khôn ngoan, nhất là khi quỹ này tập trung vào việc đầu tư trong những ngành mà nhà nước kiểm soát, như dầu khí, ngân hàng và công nghệ thông tin."
Một công điện khác, được xếp hạng "mật," do tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Kenneth J. Fairfax, gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khoảng đầu năm 2009 cho thấy, không chỉ riêng ba người con của ông Nguyễn Tấn Dũng được hưởng mọi ưu đãi "con ông cháu cha," mà chức giám đốc hải quan thành phố Hồ Chí Minh, một địa vị ngon lành, cũng được trao cho con trai cựu Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Lê Duẩn.
Một đoạn trong công điện này viết: "Lê Kiến Trung (con trai nhỏ của Lê Duẩn) chính là tổng giám đốc Hải Quan Thành Phố Hồ Chí Minh, một trong những chức vụ được cho là béo bở và được nhiều người thèm muốn nhất trong guồng máy nhà nước Việt Nam."
Cũng nên nhắc rằng sự kiện công ty Bitexco, do con trai lớn của Nguyễn Tấn Dũng cai quản, là chủ nhân của khu chung cư cao cấp "The Manor," nơi bao người dân đến mua, đã chung tiền đầy đủ mà cả 4 năm sau vẫn chưa có giấy tờ sở hữu và biết bao nhiêu khiếu nại không được giải quyết khác. (Ðoạn này không có trong công điện)
Cũng theo công điện này, ông Lê Kiến Thành, con trai lớn của cựu Tổng Bí Thư Lê Duẩn, có thể đã có những tư tưởng "lành mạnh" khi nhận định rằng, với guồng máy cai trị hiện tại, khi tự do báo chí không có, thì khó tiêu diệt được tệ nạn tham nhũng đang lan tràn ở mọi tầng lớp.
Công điện trích lời phát biểu của Lê Kiến Thành trong một buổi họp liên quan đến "xì căng đan" tham nhũng nổi tiếng PCI: "Chức tổng biên tập chẳng ăn nhằm gì cả, khi cả ngành truyền thông yếu ớt và bị thao túng có hệ thống, nhưng việc các tổng biên tập của các tờ Pháp Luật, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đồng loạt bị thay thế đã đánh dấu một bước lùi cho nền dân chủ."
Có thể có những con ông cháu cha có một quan điểm lý tưởng hướng về dân chủ không?
Tổng Lãnh Sự Kenneth J. Fairfax tỏ ra dè dặt khi ông kết luận: "Nếu chúng ta tin vào những điều Lê Kiến Thành phát biểu, thì nhiều đảng viên đảng CSVN hiện không hài lòng với hướng đi của đất nước đang sẵn sàng tham gia vào các cuộc tranh luận sôi nổi, ít nhất là giữa họ với nhau."
Có lẽ chẳng ai có thể khẳng định được điều gì, ngoài việc ghi nhận sự kiện Lê Kiến Thành, 31 năm tuổi Ðảng, đã ra ứng cử độc lập vào Quốc Hội năm 2007, rồi sau đó họp đảng ủy, và được thuyết phục rút đơn. 

http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif
Please visit our blog.
http://chiensitudonews.blogspot.com/

29 September 2011

Âm mưu Hán hóa - Sửa lịch sử để kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh cùng ngày Quốc Khánh Trung Quốc

http://danlambaovn.blogspot.com/2011/09/am-muu-han-hoa-sua-lich-su-e-ky-niem-20.html#more


Dân Làm Báo Dư luận nóng lên về chuyện đèn lồng Trung Quốc bởi vì nó sờ sờ ra trước mặt... những cái đèn lồng. Dư luận cũng nguội xuống bởi đèn lồng được lệnh gỡ bỏ. Nhưng những việc làm thay đổi lịch sử để Lào Cai, một tỉnh giáp giới Trung Quốc, tưng bừng ăn mừng kỷ niệm đúng vào ngày hội lớn của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc của những kẻ bán nước lẫn cướp nước. Những hình ảnh người dân Lào Cai "ăn mừng" sẽ được khai thác dưới những hình thức, chiêu bài khác nhau, nằm trong chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, từng bước thống trị Việt Nam. Vì thế...

Vào lúc giữa khuya bước sang ngày 28 tháng 9, họ đã âm thầm vào sửa dữ kiện trên trang web chính phủ của Lào Cai để xóa chứng tích đánh tráo lịch sử.

*

Những gì đã xảy ra 

Lồng đèn Trung Quốc

Ngày 15/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có công văn gửi UBND TP về việc phối hợp triển khai thực hiện chỉnh trang đô thị trên địa bàn nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 - 1/10/2011), đề nghị chỉ đạo nhân dân không trang trí, treo đèn lồng Trung Quốc trên các tuyến phố [1]

Hơn 1 tuần sau, trước những phản đối rộng rãi của dư luận, ngày 23/09 Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai đã đề nghị với UBND TP chỉ đạo dừng ngay việc treo đèn lồng trên các tuyến phố, phối hợp với các ngành để chỉ đạo tốt việc trang trí, chỉnh trang đô thị nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh [2]

Dư luận có thể dừng lại ở việc treo đèn lồng Trung Quốc, lên án việc đó là không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và sau đó hoan nghênh tinh thần biết lắng nghe của lãnh đạo Lào Cai. Tuy nhiên, nhiều sự kiện khác cho thấy những dấu hiệu đã và đang có một âm mưu đen tối từng bước kéo Việt Nam rơi vào quỹ đạo nô lệ Trung Quốc. 

Sang đến ngày tái lập tỉnh của Lào Cai 

Trong bài viết "1 tháng 10: Dấu ấn ngày tháng của thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 5?", blogger Vũ Đông Hà đã dẫn dắt những dữ kiện thông tin từ chính trang web Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, trong đó có 2 dữ kiện quan trọng về lịch sử Lào Cai: 

Ngày thành lập tỉnh của Lào Cai là 12 tháng 7 năm 1907 (Theo Wikipedia) 
Ngày tái lập tỉnh của Lào Cai là 10 tháng 10 năm 1991 (theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII) 

Blogger Vũ Đông Hà đã đưa ra 2 câu hỏi: 

Tại sao lãnh đạo Lào Cai đã quyết định không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 làm ngày kỷ niệm, thay vào đó họ lại dùng ngày tái lập tỉnh để tổ chức kỷ niệm 20 năm?. 

Và câu hỏi thứ 2 quan trọng hơn, dẫn đến mấu chốt của vấn đề về một âm mưu từng bước Hán hóa Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung: 

Từ đâu xuất hiện ngày 1 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh Lào Cai? Tại sao không phải là ngày 10 tháng 10 theo quyết định của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII vào năm 1991? 

Vũ Đông Hà cũng nhắc lại sự kiện ngày 1 tháng 10 cũng được chọn là ngày khai mạc Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long năm 2010, và ngày 1 tháng 10 cũng là ngày Quốc Khánh của Trung Quốc. 

Những gì vừa mới xảy ra: 

Vào khoảng 0 giờ sáng 28 tháng 9, dữ kiện ngày tái lập tỉnh 10 tháng 10 đăng trên trang web chính phủ của tỉnh Lào Cai đã được sửa lại là ngày 01 tháng 10. Các bạn có thể vào Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai kiểm tra là đủ. Nếu các bạn muốn biết chi tiết những gì xảy ra thì xin mời bạn đọc tiếp sau đây: 

Vào tối 27 tháng 9, nhà báo Phạm Trần gửi email cho Dân Làm Báo hỏi về nguồn dẫn đề cập đến dữ kiện ngày 10 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh của Lào Cai. Dân Làm Báo đã gửi cho nhà báo Phạm Trần nguồn dẫn của Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai đã được trích trong bài viết của Vũ Đông Hà (nhưng không vào đọc lại và kiểm tra nội dung của nguồn dẫn vì nghĩ vẫn như cũ). Ngay sau đó, nhà báo Phạm Trần đã trả lời: không thấy ở đâu ghi là ngày 10 tháng 10, chỉ có ngày 01 tháng 10!!! 

Vào lúc 0 giờ 06 phút sáng ngày 28 tháng 9, Dân Làm Báo vào lại nguồn dẫn
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx
thì đã không truy cập được, google gửi lại màn hình như sau: 


Vào lại thẳng từ trang chủ của cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai thì thấy bài viết Lịch sử Lào Cai (11/12/2008 4:17 SA ) vẫn "còn nguyên" đó. Xin lưu ý ngày giờ của entry vẫn ghi là 11 tháng 12 năm 2008 lúc 4:17 

Tuy nhiên nếu nhìn vào nguồn dẫn (URL) thì lại là: 
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/634046195224064190.aspx 

chứ không còn là: 
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx 

Điều này có nghĩa đây là 1 ENTRY MỚI (nhưng vẫn giữ ngày giờ của năm 2008). Bài cũ ởhttp://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx đã bị TẠM THỜI khóa vào lúc khoảng 0 giờ bởi quản trị trang web trong lúc sửa entry (đây là 1 trường hợp thật ngẫu nhiên, Dân Làm Báo truy cập trong khi người ta đang... dọn phòng!). 

Trong "entry mới" này, ngày tái lập tỉnh Lào Cai đã được sửa từ 10 tháng 10 năm 1991 thành 01 tháng 10 năm 1991.

Bây giờ "khóa" đã mở, nếu bạn vào: 

(nguồn của bài  với ngày tái lập tỉnh là 10 tháng 10

nó sẽ TỰ ĐỘNG chuyển qua 

(dành cho bài mới với ngày tái lập tỉnh là 01 tháng 10

Nếu ai không để ý việc "tự động tráo link" này, vào nguồn trong bài viết của Vũ Đông Hà dẫn trước đây sẽ thấy ngày tái lập tỉnh là 01 tháng 10 và blogger Vũ Đông Hà sẽ bị cho là đã bịa đặt dữ kiện và vu khống lãnh đạo Lào Cai. Trong bài viết của tác giả Vũ Đông Hà:

Khi di chuyển chuột vào đoạn "Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai", trình duyệt sẽ hiện ra đường link là (góc trái, cuối màn hình) :


Tuy nhiên, khi click vào, trang Web http://laocai.gov.vn sẽ tự động chuyển sang một địa hoàn toàn khác với đường link ban đầu:


Đây là kỹ thuật đánh tráo nguồn để lừa dư luận.

*

Như vậy là từ việc không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 làm ngày kỷ niệm sang đến việc chọn ngày tái lập tỉnh để kỷ niệm, Lãnh đạo Lào Cai (với sự đồng ý hay chỉ đạo của TW?) đã "tỉnh bơ" tung ra ngày tái lập tỉnh "rơi"đúng vào ngày Quốc khánh của Trung Quốc là 1 tháng 10 và tưởng rằng không ai để ý đến ngày tháng.


Sau khi sự việc được đưa ra dư luận trên trang Danlambao, lãnh đạo Lào Cai đã ÂM THẦMthay đổi ngày tái lập tỉnh ngay trên trang web chính thức của tỉnh. Nghị quyết của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII coi như bị đánh tráo ngày tháng. 

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai nghĩ rằng chỉ cần vào đó sửa ngày, xóa bỏ chứng cứ thì không ai còn cơ sở nào để nói rằng có chuyện thay đổi lịch sử đã xảy ra, tất cả đều là vu cáo hay tệ hơn là "âm mưu của các thế lực thù địch".  Họ sẽ nói "sự thật" là đây - bài Lịch Sử Lào Cai trên trang Cổng thông tin điện tử Tỉnh Lào Cai đây này, ngày 1 tháng 1 năm 1991 rõ ràng là ngày tái lập tỉnh: 

Bài "cũ" sau khi đánh tráo với dữ kiện ngày tháng "mới"


Tuy nhiên, "ngụy tạo" chỗ này thì vẫn còn sót chỗ khác. Tại đường link này:
vẫn còn "dấu vết cũ" của ngày 10 tháng 10 chưa kịp đổi thành 01 tháng 10. Dân Làm Báo chụp lại để lưu giữ vì trước sau gì chứng cứ lịch sử cũng sẽ bị người ta đục bỏ.


Bài "cũ" ở chỗ khác (cũng cùng trong trang web Cổng thông tin điện tử Lào Cai) nhưng  không nhớ để xóa dấu tích.


Hơn thế nữa, cho dù có cố gắng đến bao nhiêu thì không ai có thể xóa mọi dấu vết và đánh tráo sự thật ở thời đại thông tin tin học. Lịch sử Lào Cai đăng trên trang web chính phủ của tỉnh đã được đăng lại ở nhiều nơi, từ Cổng thông tin điện tử Tỉnh Yên Bái, trang thông tin du lịch, trang kiến thức cho đến diễn đàn thảo luận... Cho dù lãnh đạo Lào Cai có tìm mọi cách dọn sạch Cổng thông tin của Lào Cai thì vẫn còn đó chứng tích ngày 10 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh Lào Cai ở những nơi khác: 
...

Điều cần lưu ý là nguồn dẫn ở cuối bài hay "tác giả"của bài Lịch Sử Lào Cai - trước lẫn sau khi đánh tráo - là "Lịch sử Đảng bộ Lào Cai". Đến đây thì mọi việc tương đối ... sáng. Lịch sử Tỉnh do Đảng bộ viết. Thế thì việc đánh tráo cũng do cùng một "tác giả". 
*

Dư luận nóng lên về chuyện đèn lồng Trung Quốc bởi vì nó sờ sờ ra trước mặt những cái đèn lồng. 

Dư luận cũng nguội xuống bởi những cái đèn lồng được gỡ bỏ. 

Nhưng hành động cố tình đánh tráo lịch sử của một thiểu số người để tạo hình ảnh nhân dân cả tỉnh Lào Cai, một tỉnh giáp giới Trung Quốc tưng bừng ăn mừng kỷ niệm đúng vào ngày hội lớn của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc bởi những kẻ bán nước lẫn cướp nước. 

Những hình ảnh người dân Lào Cai "ăn mừng" sẽ được khai thác dưới những hình thức, chiêu bài khác nhau, nằm trong chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, từng bước thống trị Việt Nam. 

Điều đáng nói là đổi ngày sửa tháng chỉ là một trong những mánh khoé của chiến lược tằm ăn dâu, biến Việt Nam thành một Tây Tạng, Tân Cương thứ hai của Trung Quốc. Điều đáng lo là đây không phải là một mánh khóe duy nhất. Lo hơn nữa là chiến lược này này được thực hiện từng bước với sự tiếp tay đắc lực bởi những con người mang thẻ đỏ và vẫn còn mang nhãn hiệu, quốc tịch Việt Nam.





PS.




Bạn đọc Danlambao gửi thêm 1 nguồn dẫn từ trang web Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai - Sở Giao thông vận tải:http://www.laocai.gov.vn/sites/sogtvt/Tintucsukien/tinnoibo/Trang/20110706080337.aspx 

Trong đó, bài Báo cáo thành tích của ông Nguyễn Ngọc Dũng giám đốc sở GTVT Lào Cai tại lễ đón nhận huân chương lao động hạng nhất do Chủ Tịch Nước trao tặng (06/07/2011 ) có đoạn: 

Những đặc điểm chính của địa phương và hạ tầng giao thông: Ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước phong kiến Việt Nam, địa bàn Lào Cai ngày nay đã là một điểm thông thương quan trọng với Nhà nước phong kiến Trung Hoa, qua cửa khẩu Thủy Vĩ (Cửa khẩu Lào Cai ngày nay). Từ kinh thành Thăng Long lên Lào Cai có đường thủy và đường bộ theo hữu ngạn sông Hồng. Đến năm 1907 tỉnh Lào Cai chính thức được thành lập, trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa đanh hành chính tỉnh Lào Cai cũng có nhiều thay đổi qua các lần tách nhập. Ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn; Ngày 12/8/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Và đến ngày 10/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn và Than Uyên.


Chú thích: