THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 May 2011

Nứt đất bất thường ở Lâm Đồng ngày càng trầm trọng


18/05/2011 21:48:36

- Ngày 18/5, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, vẫn chưa có kết luận chính thức về tình trạng nứt đất bất thường ở thị trấn Di Linh, huyện Di Linh (Lâm Đồng). 

TIN LIÊN QUAN

Trong khi đó, những vết nứt này ngày càng lan rộng và xuất hiện thêm hàng chục vết nứt mới so với ban đầu.

Đáng chú ý, nhiều vết nứt trên đường Nguyễn Văn Trỗi – đường nối liền với quốc lộ 27 đi hai tỉnh Đắk Lắk và ĐắK Nông vết nứt cắt ngang đường những ngày đầu chỉ khoảng 5cm, nay đã mở rộng khoảng từ 25 - 30cm, sâu tới 7 – 8m và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Mô tả ảnh.

Vết nứt tạo ra sự chênh lệch giữa hai nền đất

 Sự chênh lệch giữa hai nền đất chỗ sâu nhất trên đường Hai Bà Trưng đã lên tới khoảng 25cm khiến xe cộ đi lại rất khó khăn. 
  
Nứt đất bất thường tại khu vực này đã đẩy 24 hộ dân lâm vào cảnh sống thấp thỏm trong sợ hãi. Tuy trước đó UBND huyện Di Linh đã đưa ra phương án hỗ trợ cho những gia đình nằm trong khu vực bị ảnh hưởng từ 3 – 5 triệu đồng nhưng người dân vẫn băn khoăn không biết đi hay ở.

Anh Nguyễn Phú Sơn nói: "Ở lại thì cả nhà phải sống trong cảnh nớp nớp lo sợ sập đất, sập nhà, ăn không ngon, ngủ không yên, mà chuyển đi thì không biết đi đâu, lấy tiền đâu để mua đất, xây nhà!..".

Mô tả ảnh.

24 người dân trong vùng bị ảnh hưởng thấp thỏm sống trong sợ hãi

Trao đổi với PV Bee.net.vn, PGS. TS Lê Ngọc Thanh - Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM cho biết, vẫn chưa thể đưa ra nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt đất bất thường tại thị trấn Di Linh. Hiện Viện đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng khẩn trương triển khai các nghiệp vụ xác định chính xác nguyên nhân.

Trước đó, các cơ quan chức năng đã đưa ra 4 nguyên nhân đã gây ra hiện tượng trên là khai thác nước ngầm quá mức; đứt gãy kiến tạo Bảo Lâm - Tam Hiệp (do nội sinh); khai thác than bùn và do địa hình.

Tuy nhiên, cả 4 nguyên nhân trên đều mới chỉ là phỏng đoán bằng hiện tượng, chưa được kiểm chứng bằng cơ sở khoa học.

Khắc Lịch