THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 March 2011

Đừng cố bắt Rùa Hồ Gươm nữa!


14/03/2011 07:07:06
 - Không nên bắt và lai dắt Rùa Hồ Gươm mà hãy đợi Rùa lên Tháp Rùa mới giữ lại. Rùa vướng lưới có thể cắn lưới, thậm chí cắn cả người…

Đây là ý kiến của độc giả Trần Phúc Thông, 80 tuổi ở Hà Nội gửi tới Bee. Để rộng đường dư luận, cũng như để đưa thêm một góc nhìn khác về vấn đề này, Bee xin đăng bài viết của độc giả Trần Phúc Thông.
 

>>Video: Toàn cảnh cuộc vây bắt Cụ Rùa

Cố bắt Rùa có thể cắn cả người

Tôi năm nay đã 80 tuổi, đã ở Lào, Thái Lan, Campuchia, những nơi nhiều ao hồ và rất nhiều rùa.  Tôi đã từng theo người dân bản địa đi bắt rùa nhiều lần nhưng chưa bao giờ thấy ai dùng lưới bắt rùa cả.

a
Vây bắt Rùa Hồ Gươm ngày 8/3. Ảnh LV

Theo như họ giải thích, rùa và một số loài như cá trê, lươn, chạch… khi thấy nước động thường vục xuống bùn lẩn trốn. Nếu có vướng lưới, chúng cũng phá rách lưới. Càng đông người hò hét, rùa càng sợ, càng quẫy và phá khỏe, không chỉ cắn tan lưới  mà cắn cả người.

Người ta thường câu, bẫy, phóng lao, hoặc tát cạn nước để bắt rùa. Những cách này không thể áp dụng với Rùa Hồ Gươm. Tôi đề nghị nên nghe theo các cụ ở Thanh Hóa, Phú Thọ, không nên dùng lưới bắt và lai dắt Rùa. Hãy kiên trì chờ Rùa tự bò lên Tháp Rùa. 

Môi trường Tháp Rùa tốt, Rùa sẽ tự bò lên phơi nắng

Rùa là loài sinh vật lưỡng cư, số thời gian sống ở trên cạn gần bằng thời gian sống ở dưới nước. Hồ Gươm chỉ có chân Tháp rùa là nơi duy nhất đủ diều kiện môi trường sinh thái, không gian yên tĩnh để rùa lên cạn.

Mấy năm nay môi trường này đã bị phá, cũng là bấy nhiêu năm rùa phải ngâm mình dưới nước quá nhiều mà không được lên cạn. Có thể, vì thế mà Rùa bị lở loét.

Hiện Ban Chỉ đạo khẩn cấp cứu Rùa Hồ Gươm đang dọn dẹp, khôi phục lại môi trường sinh thái dưới chân Tháp Rùa.

Đến khi môi trường trở lại như cũ, có bãi cát, cây cỏ rậm rạp, không gian yên tĩnh, tôi dám chắc, chỉ một thời gian ngắn sau, Rùa sẽ lên phơi nắng, ăn cỏ cây, uống nước, dong chơi. Đến lúc đó, tùy tình hình quan sát được mà các nhà khoa học sẽ quyết định giữ Rùa lại chữa trị, hay gắn chip theo dõi và  lấy mẫu AND để nghiên cứu.

Trần Phúc Thông104 B5 Thành Công, Ba Đình,  Hà Nội