THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 December 2010

Né trách nhiệm "hố tử thần"


 
09/12/2010 13:59 
 
* Phải chấm dứt "hố tử thần" sau 6 tháng

(TNO) "Hố tử thần" trở thành đề tài "nóng" mà các đại biểu (ĐB) đặt ra trong buổi chất vấn tại kỳ họp thứ 19 HĐND TP.HCM khóa VII vào sáng nay, 9.12.

>> Báo động chất lượng công trình xây dựng
>> Chạy theo GDP, bỏ quên nhiều vấn đề an sinh, xã hội
>> UBND TP.HCM trình điều chỉnh nhiều mức phí

Thi công kém tạo "hố tử thần"

Giải trình trước HĐND TP về sự xuất hiện của các "hố tử thần", Giám đốc (GĐ) Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Phượng kết luận việc tái lập mặt đường trong thời gian qua không gây nên một "hố tử thần" nào (?!).

 
Một "hố tử thần" trên đường Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Nguyên Mi

Địa chất TP là nền đất yếu, bên cạnh đó, việc khai thác nước ngầm đã làm đất sụp lún không đều, làm các công trình ngầm bị gãy vỡ gây ra hố. Đó là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lún sụp trên mặt đường TP theo báo cáo của GĐ Sở GTVT.

Bên cạnh đó, ông Phượng cũng cho rằng kinh phí tu bổ mặt đường chưa đủ. Việc trung tu, đại tu đường xá tại TP.HCM chỉ đáp ứng 2% yêu cầu nên đường phố đang xuống cấp.

Tuy nhiên, chất vấn của các ĐB HĐND và phần báo cáo thêm của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cũng như Sở Xây dựng đều khẳng định "hố tử thần" là do chất lượng thi công và Sở GTVT không thể đưa đẩy trách nhiệm.

Theo báo cáo của Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Phượng: Từ khi "hố tử thần" đầu tiên xuất hiện (tháng 7.2010) đến nay TP.HCM đã có 57 "hố từ thần". Trong đó, 36 vụ sụp lún tại các vị trí không do công trình thi công và 21 vụ xảy ra trong quá trình thi công.

Tất cả 57 vụ lún sụp đều được lập biên bản chi tiết, hố của đơn vị nào thì đơn vị đó chịu trách nhiệm, bỏ chi phí khắc phục chứ không lấy kinh phí của Nhà nước.

Bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP, chỉnh lại báo cáo của Sở GTVT: "Hôm nay (9.12), đã lên đến 59 hố sụp lún tại TP.HCM. Hôm qua (8.12) mới có thêm hai vụ nữa".

ĐB Nguyễn Văn Sen hết sức bất ngờ vì trả lời của GĐ Sở GTVT được chuẩn bị kỹ nhưng không giải thích được đến 63,72% vấn đề nguyên nhân "hố tử thần" (các hố không do thi công) mà lại "đá" qua vấn đề sụp lún của TP. Lý giải rằng khai thác nước ngầm là nguyên nhân chủ yếu của các "hố tử thần", theo ĐB Sen là giải thích hết sức không thỏa đáng.

"Không thể lấy một tình hình lớn để quy làm nguyên nhân cho các "hố tử thần" cụ thể mà không có đánh giá nguyên nhân trực tiếp nào", ĐB Sen có ý kiến.

Đã có bao nhiêu vụ "hố tử thần" bị xử lý trách nhiệm? Chi phí bỏ ra để sửa chữa là bao nhiêu? Và sửa chữa xong có đảm bảo sẽ không còn lún sụp? Đây là câu hỏi ĐB Trương Trọng Nghĩa và nhiều ĐB HĐND bức xúc đặt ra.

Theo ĐB Minh Hương, mặc dù hiện nay chưa có thương vong về người do "hố tử thần" nhưng không thể đảm bảo tương lai sẽ như thế nào nếu tình trạng này còn diễn biến.

ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa dẫn ra kết luận của Thành ủy TP.HCM (ngày 12.11.2010) khẳng định: "Tình trạng lún sụp mặt đường vẫn xảy ra, chất lượng công tác tái lập mặt đường một số nơi còn kém, gây mất an toàn giao thông đường bộ". Kết luận của UBND TP.HCM (ngày 1.11.2010) cũng khẳng định: "Việc thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa tuân thủ nghiêm các quy trình thi công, nghiệm thu theo quy định hiện hành".

Vì vậy, "Không thể để tình trạng "ăn cắp" tiền của của dân như vậy được. Cho đến giờ mới thành lập đoàn kiểm tra, xác định nguyên nhân và với cách làm là hố xuất hiện thì lấp đi ngay thì làm sao xác định được nguyên nhân?", ĐB Nguyễn Đăng Nghĩa bức xúc.
 
"Đây là hậu quả của việc kiểm tra, giám sát của ngành giao thông", ĐB Nguyễn Văn Bạch khẳng định.

HĐND TP yêu cầu Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan có kết luận và giải quyết dứt điểm về tình trạng "hố tử thần" trước 6 tháng tới.

Không đo hiệu quả đầu tư bằng số lượng công trình

Báo cáo về chất lượng đầu tư tại TP.HCM, GĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Thái Văn Rê nhìn nhận: đầu tư chung của TP thì không dàn trải nhưng khi kinh phí rót về quận, huyện thì đầu tư dàn trải.

Theo ông Rê, UBND TP sẽ kiểm tra lại năng lực triển khai đầu tư cũng như phải tăng cường năng lực ban quản lý dự án của quận, huyện. Hiệu quả đầu tư của TP.HCM cao hơn của cả nước và góp phần phát triển kinh tế, xã hội TP, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đang ngày càng xuống cấp của TP, nhất là công trình giao thông, chống ngập, giáo dục, y tế...

Theo báo cáo của Sở KH-ĐT, từ năm 2006-2009 và dự kiến 2010, có 784 công trình hoàn thành được đưa vào sử dụng, với tổng vốn đầu tư 28.245 tỉ đồng. Trong đó có cầu Thủ Thiêm, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Tân Thuận, cầu Hoàng Hoa Thám, đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa...

Không thể chỉ liệt kê danh mục các công trình đã đưa vào sử dụng rồi nói là đầu tư có hiệu quả

Đặng Văn Khoa
Tuy nhiên, ĐB Đặng Văn Khoa chưa bằng lòng với cách đánh giá hiệu quả đầu tư của Sở KH-ĐT. ĐB Khoa chất vấn, việc xác định hiệu quả đầu tư không thể chỉ liệt kê danh mục các công trình đã đưa vào sử dụng rồi nói là đầu tư có hiệu quả. Vì trong các công trình đó, có rất nhiều công trình thi công kéo dài, "đội vốn", thi công xong phải sửa chữa và thậm chí xong rồi vẫn chưa sử dụng được.

Một loạt dẫn chứng đã được ông liệt kê ra như: cầu Hoàng Hoa Thám xây cả chục năm mới xong, vốn đầu tư từ 18 tỉ đồng "đội lên" cả trăm tỉ đồng; cầu Nguyễn Văn Cừ nay đã đưa vào sử dụng nhưng là một trong những tai tiếng lớn về thi công kéo dài; cầu Văn Thánh vẫn phải sửa chữa, chống lún; cầu Gò Dưa gần 7 năm chưa xong, Trung tâm thể dục thể thao huyện Bình Chánh đầu tư cả trăm triệu nhưng không có màn hình nên cuối cùng rạp chiếu phim đến giờ vẫn chưa khai thác sử dụng được…

Như vậy, "hiệu quả đầu tư ở chỗ nào?", ĐB Khoa hỏi.

Các ĐB đề nghị, đo hiệu quả đầu tư của TP phải đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội, TP bỏ vốn ra bao nhiêu và thu lại được bao nhiêu chứ không chỉ liệt kê công trình.

Cử tri Nguyễn Văn Đô, Hội viên Hội Vật lý TP.HCM, có ý kiến đến HĐND qua điện thoại: Việc lún sụp mặt đường có nguyên nhân chính là do nền móng ngầm được làm bằng cát 100% chứ không phải do biến đổi khí hậu, lún TP hay khai thác nước ngầm.

GĐ Sở TN-MT Đào Anh Kiệt: Nước ngầm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng TP bị lún. Nhưng khai thác nước ngầm không thể gây ra những hố cục bộ ("hố tử thần") như thế được. Không có quan hệ nhân quả gì giữa khai thác nước ngầm với các hố lún sụp trên đường phố hiện nay.

Khai thác nước ngầm vẫn còn trong độ an toàn. 

Phó GĐ Sở Xây dựng Nguyễn Văn Hiệp: Gần 60 hố sụp lún vừa rồi chúng ta thấy được rất là rõ là do quá trính hoàn thiện các công trình không đúng kỹ thuật. Tôi muốn cảnh báo với anh Phượng, hiện nay, công tác lắp đặt ống cấp thoát nước, các công trình thi công trên mặt đường vẫn đang diễn ra. Vì vậy, Sở GTVT nên xem lại, chấn chỉnh kỹ thuật để không xảy ra những hố như thế chứ không chờ kết luận nghiên cứu.

ĐB Huỳnh Công Hùng: GĐ Sở GTVT nói rằng giờ Sở không quản lý hệ thống cấp thoát nước nữa nên không nắm được việc sụp lún mặt đường, điều này tôi đã nghe cách đây một tháng. Việc quản lý đường và các công trình dưới lòng đường là trách nhiệm của Sở GTVT.

Nguyên Mi